Vì sao xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm?

Khánh Huyền-Thứ tư, ngày 16/06/2021 06:06 GMT+7

VTV.vn - 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam sụt giảm tới trên 15% về lượng so với cùng kỳ năm 2020, về trị giá giảm nhẹ 5,3%.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp của Việt Nam đã xuất khẩu 2,6 triệu tấn gạo, trị giá hơn 1,4 tỷ USD, giảm hơn 15% về sản lượng.

Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đều sụt giảm như Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam giảm tới 26%, Trung Quốc giảm 18%... Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang khá cao, trung bình 543 USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan từ 40 - 60 USD/tấn.

Vì sao xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm? - Ảnh 1.

5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp của Việt Nam đã xuất khẩu 2,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 15% về sản lượng. (Ảnh minh họa: VGP)

Các chuyên gia cho rằng, một yếu tố khách quan khác khiến lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh là do thiếu container đóng hàng để xuất khẩu. Ngoài ra, các nước Thái Lan, Ấn Độ cũng liên tục điều chỉnh giảm giá gạo xuất khẩu, khiến các nhà xuất khẩu gạo tại Việt Nam cũng phải điều chỉnh theo.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội để có các giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách, phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các FTA đã được ký kết, để tận dụng xuất khẩu gạo sang các thị trường như châu Âu, Hàn Quốc…

Xuất khẩu gạo Việt Nam giảm cả về lượng lẫn giá trị Xuất khẩu gạo Việt Nam giảm cả về lượng lẫn giá trị

VTV.vn - Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu gạo Việt Nam tháng 5 vừa qua đạt hơn 626.000 tấn, giảm khoảng 20% cả về lượng và giá trị so với tháng trước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước