Theo đánh giá của ông Michel Jahiel Piere - Chuyên gia Chương trình "Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam", người đã có nhiều kinh nghiệm từ việc đưa vải Madagascar phổ biến ở thị trường châu Âu bằng kỹ thuật xông hơi lưu huỳnh, chất lượng vải Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh ở các thị trường tiềm năng nhờ vị ngọt sâu, đậm đà. Điểm mấu chốt là khâu xử lý quả vải để vừa giữ được chất lượng khi sang nước ngoài, vừa đảm bảo giá thành. Xông lưu huỳnh có thể bảo quản sản phẩm được 5-6 tuần, không đòi hỏi đầu tư cao, nhưng thao tác phải chính xác.
“Đối với quả vải xông lưu huỳnh, điều quan tâm nhất là lượng tồn dư trong sản phẩm mà ở đây là trong cùi quả vải, quy định tối đa của châu Âu là 10mg/quả, do đó trong quá trình làm, các bạn phải tính đúng liều lượng lưu huỳnh sử dụng và thao tác chuẩn, đó là những yêu cầu bắt buộc”, ông Michel Jahiel Piere cho biết.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!