Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc hợp tác, hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết các ưu tiên về phát triển nông nghiệp bền vững. Đặc biệt, World Bank cam kết sẽ mua tín chỉ carbon ngành lúa gạo với cơ chế chi trả dựa trên kết quả giảm phát thải.
Việt Nam đang phấn đấu từ nay đến năm 2030 sẽ thiết lập được 1 triệu ha lúa chuyên canh giảm phát thải tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu mỗi năm toàn ngành lúa gạo giảm phát thải được 10 triệu tấn carbon.
Phía World Bank đã đề xuất cơ chế chi trả tiền giảm phát thải carbon dựa trên kết quả cho Đề án 1 triệu ha lúa với đơn giá 10 USD/1 tín chỉ carbon giảm phát thải. Các Bộ, ngành đang thảo luận về khả năng xây dựng cơ chế chi trả riêng biệt cho Đề án 1 triệu ha.
Hiện Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận từ World Bank số tiền 51,5 triệu USD trả cho việc mua tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam. Số tiền này đang được giải ngân cho gần 70.000 người thụ hưởng và hỗ trợ các hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương theo kế hoạch chia sẻ lợi ích.
Tiềm năng bán tín chỉ carbon từ rong biển VTV.vn -Theo các nhà khoa học, tốc độ phát triển của rong biển cao gấp 30 - 60 lần so với các loài thực vật trên đất liền, do đó có thể hấp thụ khí CO2 nhiều hơn. | Có rừng là có tín chỉ carbon? VTV.vn - Tiềm năng tín chỉ carbon rừng là có nhưng không phải cứ có rừng là có tín chỉ carbon, mà còn cần nhiều điều kiện khắt khe, nghiêm ngặt từ đơn vị chứng nhận tín chỉ carbon. | Sản xuất xanh để trung hòa carbon VTV.vn - Với các doanh nghiệp, chuyển đổi sang sản xuất xanh sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh ở cả hiện tại và cũng là yêu cầu bắt buộc trong tương lai. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!