Xe đạp "cháy hàng" thời COVID-19

Quỳnh Anh (Theo The New York Times)-Thứ năm, ngày 20/08/2020 07:13 GMT+7

VTV.vn - Nhu cầu xe đạp tăng vọt trong mùa dịch khiến một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về mặt hàng này không kịp cung ứng.

Dịch COVID-19 đã khiến phần lớn các phòng gym đóng cửa, người dân ít đi tập hơn. Việc tránh đi lại bằng tàu điện ngầm hoặc xe bus được hạn chế. Vì thế, nhu cầu sử dụng xe đạp bỗng tăng đột biến, kết quả dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung xe đạp trên toàn cầu.

Một trong những nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới - Giant dự đoán, nguồn cung sẽ tiếp tục khan hiếm trong thời gian tới.

Đại dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu xe đạp tăng mạnh khiến nhà máy quá tải, Giant không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường sản xuất ở Trung Quốc dù điều này đồng nghĩa với việc công ty phải chịu thêm chi phí thuế quan.

Xe đạp cháy hàng thời COVID-19 - Ảnh 1.

Nhu cầu xe đạp tăng vọt trong mùa dịch khiến một trong những nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới không kịp cung ứng.

Giant nổi lên từ thập kỷ trước bằng việc làm xe đạp cho những thương hiệu đình đám của Mỹ như Schwinn, trước khi trở thành một thế lực đáng gờm trên thị trường xe đạp toàn cầu. Hiện tại, hãng đang sở hữu 5 nhà máy tại Trung Quốc, chiếm tổng 70% sản lương đầu ra.

Do dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, Giant buộc phải đóng cửa các nhà máy tại quốc gia này. Khi châu Âu và Mỹ bắt đầu rơi vào trạng thái phong toả, các nhà nhập khẩu cũng dần huỷ các đơn hàng.

Doanh thu thị trường bán lẻ tại Mỹ bắt đầu sôi động trở lại và tháng 3 vừa rồi và hiện nay, gần như tất cả các nhà máy đang hoạt động hết công suất để bù đắp cho sản lượng đã mất. Mặc dù lượng người mua xe tăng nhưng bà Bonnie Tu - Chủ tịch của Giant cho biết không có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới.

Xe đạp cháy hàng thời COVID-19 - Ảnh 2.

Bất chấp dịch bệnh, xe đạp sản xuất không kịp để bán.

Đại dịch đã làm sống lại một trong những thị trấn sản xuất xe đạp lớn nhất Trung Quốc, nơi đã phải ngừng hoạt động vào năm ngoái sau khi bong bóng chia sẻ xe đạp của nước này nổ tung.

Bà Tu nói rằng bà cảm thấy khó hiểu tại sao những chủ doanh nghiệp đó tin rằng các khách hàng của họ chỉ quan tâm về giá chứ không phải chất lượng. "Họ sẵn sàng chi 10.000 Euro để uống một chai rượu đỏ. Tại sao họ nghĩ những người đó sẵn sàng mua 1 chiếc xe đạp giá 60 USD".

Mối quan tâm của bà khi nhắc đến Trung Quốc chỉ là duy trì lực lượng lao động của Giant. Sự quan tâm của giới trẻ đối với các công việc trong nhà máy đang giảm dần. Hiện tại, việc tuyển dụng ở Trung Quốc có vẻ khó khăn, mặc dù tình trạng sa thải nhân sự diễn ra phổ biến.

"Trước đây, nếu chúng tôi muốn thuê một công nhân ở Trung Quốc, sẽ có ba người xếp hàng. Bây giờ, nếu bạn đang tìm kiếm ba người, thật tuyệt nếu có thậm chí một người xếp hàng", bà Tu nói.

Xe đạp cháy hàng thời COVID-19 - Ảnh 3.

Giant đã mở thêm nhà máy ở Hungary và nhắm tới sản xuất 300.000 xe đạp ở đây trong năm tới.

Thời gian gần đây, Giant mở thêm nhà máy ở Hungary và nhắm tới sản xuất 300.000 xe đạp ở đây trong năm 2021. Nhiều nhà sản xuất đã thiết lập nhà máy ở Việt Nam nhưng Giant lại không có ý định đến Đông Nam Á. Bà Tu cho rằng thị trường địa phương không đủ lớn với các dòng xe đạp của họ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước