Đây là lần đầu tiên một văn bản quốc tế nhận được tham gia mạnh mẽ và nhanh chóng, minh chứng cho sự ủng hộ đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề khí hậu.
Hiệp định này đi vào hiệu lực sẽ tạo ra xung lực mạnh mẽ, thúc đẩy các quốc gia thành viên thực hiện cam kết của mình đã được nêu ra trong năm 2015. Giai đoạn mới này cũng là một tín hiệu mạnh mẽ đối với toàn thể các tác nhân của xã hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cho thấy rằng một mô hình phát triển mới, ít các-bon, từ nay được tất cả các quốc gia trên thế giới lựa chọn.
Sau khi đi vào hiệu lực, Hiệp định Paris còn cả quãng đường dài phía trước và các quốc gia thành viên cần góp phần vào việc triển khai Hiệp định này. Hơn nữa, cần phải tiếp tục khuyến khích các quốc gia khác gia nhập Hiệp định này để đảm bảo tính toàn cầu của hiệp định. Bên cạnh đó, ba ưu tiên tiếp tục được triển khai:(1) thực thi và theo dõi các cam kết của các quốc gia thành viên; (2) triển khai chính sách công phù hợp của từng quốc gia, có sự hỗ trợ bên ngoài đối với các nước đang phát triển; (3) triển khai những nội dung cam kết trước năm 2020 bởi các doanh nghiệp; thành phố, vùng, tổ chức phi chính phủ và các nhà đầu tư để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nguồn năng lượng cần thiết để đạt mục tiêu chung đã đề ra, cụ thể là hạn chế mức tăng nhiệt độ trái đất ở ngưỡng +1.5°C vào năm 2018. Để kỷ niệm thời khắc lịch sử này, Khải Hoàn Môn tại Paris sẽ được chiếu sáng bằng hình ảnh Nụ cười Trái đất.
Cũng nhân dịp này, Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội giới thiệu đến công chúng bộ ảnh “60 giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu” vào ngày 3/11, được treo trên bức tường bao quanh khuôn viên của Đại sứ quán Pháp. Triển lãm này cũng là dịp đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch COP21 của Pháp, ngay trước thềm COP 22 tại Marrakech.
Qua triển lãm “60 giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu”, AFD và Fondation GoodPlanet, bằng nghệ thuật sử dụng ánh sáng và hình ảnh, đưa ra các giải pháp đột phá và hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế. Bộ ảnh gồm 21 tác phẩm của nhiếp ảnh gia Yann Arthus-Bertrand, nằm trong bộ sưu tập nổi tiếng “Trái đất nhìn từ bầu trời”, giới thiệu cho khán giả các sáng kiến cụ thể trên 4 lĩnh vực: thành thị, nông nghiệp, chuyển đổi nguồn năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu.