“Quê nhà” là tác phẩm mở đầu bộ tiểu thuyết nhưng lại được viết sau cùng (1978). Với tác phẩm này. Tô Hoài có ý thức rõ rệt viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Để chứng minh tính xác thực lịch sử của những điều mình thuật kể, tác giả cung cấp cho người đọc, ở cuối tác phẩm, những sử liệu cụ thể xảy ra vào cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội - những sử liệu ứng với nội dung “Quê nhà”.
Do tính chất tự truyện vốn là đặc điểm chung của các tác phẩm Tô Hoài, vì thế, cả ba cuốn truyện đều thống nhất gắn với những kỷ niệm riêng của nhà văn với những quan sát trực tiếp theo cách nhìn riêng về thế giới và quan niệm riêng về hiện thực và con người của tác giả, đồng thời cùng xoay quanh một vùng đất “Quê nhà” của Tô Hoài (Kẻ Bưởi, Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, quê ngoại của nhà văn, nơi ông sinh ra và lớn lên).
Quê nhà, nơi mà ở đó người ta làm việc nước, nhưng không bỏ việc nhà, lịch sử gắn chặt với sinh hoạt đời thường, đi trên đê nhìn xuống các làng mạc, chỉ thấy những bờ tre, những xóm ngõ im lìm…
Đọc bộ 3 tiểu thuyết lịch sử, trong đó có “Quê nhà”, người đọc sẽ thấy, lịch sử được phản ánh qua sinh hoạt đời thường, lịch sử của đám đông quần chúng vô danh, lịch sử được viết trên tinh thần dân chủ sâu sắc, triệt đề vốn cũng là đặc điểm chung của tiểu thuyết Tô Hoài.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.