Mạo danh tài khoản mạng xã hội để lừa đảo

Quỳnh Mai (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 29/08/2020 18:24 GMT+7

VTV.vn - Các đối tượng có được số điện thoại nên có luôn danh bạ những tài khoản Facebook, Zalo, Viber của người dùng trước đó và chúng có thể thực hiện những hành vi bất chính.

Thời gian qua, chiêu thức tấn công, chiếm quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội Facebook, rồi sau đó nhắn tin nhờ những người trong danh sách bạn bè của tài khoản đó chuyển tiền, đã trở nên khá quen thuộc, làm cho nhiều người dùng bắt đầu có sự cảnh giác hơn. Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo luôn không ngừng suy nghĩ ra nhiều chiêu thức mới, thay vì dùng Facebook, chúng bắt đầu chuyển qua những ứng dụng trò chuyện cũng phổ biến không kém....

Mạo danh tài khoản mạng xã hội để lừa đảo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Một ngày giữa tháng 8 vừa qua, anh Đinh Huy Thông ở TP.HCM bất ngờ nhận được những cuộc gọi, tin nhắn từ người thân, bạn bè hỏi về việc có đúng anh đang yêu cầu họ chuyển hơn 5 triệu đồng dùng cho việc cấp bách hay không. Xác nhận chắc chắn người đang nhắn tin đó không phải mình, anh Thông mới biết được đang có người mạo danh anh trên Zalo để lừa đảo.

Các đối tượng đã có sự tìm hiểu nhất định khi biết được anh Thông trước giờ không mấy khi sử dụng zalo và cũng không kết bạn với nhiều người trên ứng dụng này, nên mới ra tay như vậy. Sau khi bị phát giác hành vi lừa đảo, đối tượng này đã ngay lập tức đổi tên zalo và hình ảnh đại diện thành 1 người khác.

Bên cạnh chiêu thức này, các chuyên gia cũng khuyến cáo việc người dùng khi không sử dụng số điện thoại cũ, mà quên không xóa những tài khoản mạng xã hội, ứng dụng trò chuyện cũng dễ có nguy cơ bị các đối tượng lừa đảo tấn công.

Tiến sĩ Đoàn Văn Báu - Chuyên gia tâm lý tội phạm cho biết, khi các đối tượng có được số điện thoại hiển nhiên cũng có luôn danh bạ những tài khoản Facebook, Zalo, Viber của người dùng trước đó, và chúng có thể thực hiện những hành vi bất chính. Lời khuyên ở đây là người tiêu dùng nên sử dụng hệ thống bảo mật nhiều lớp, không nên công khai quá nhiều thông tin của mình lên mạng xã hội để bị đối tượng theo dõi và khi thấy có bất cứ ai yêu cầu chuyển tiền cũng phải nên gọi lại xác nhận.

Theo thống kê của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc xảy ra 998 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó các vụ lừa đảo qua mạng Internet, mạng viễn thông thì thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản.

Khởi tố cán bộ ngân hàng BIDV lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng Khởi tố cán bộ ngân hàng BIDV lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng Cảnh báo về hành vi giả mạo nhân viên ngân hàng để lừa đảo cung cấp khoản vay Cảnh báo về hành vi giả mạo nhân viên ngân hàng để lừa đảo cung cấp khoản vay Phạt 20 năm tù nữ giám đốc lừa đảo, thao túng giá chứng khoán Phạt 20 năm tù nữ giám đốc lừa đảo, thao túng giá chứng khoán

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước