Báo chí châu Âu: Trừng phạt Nga không hiệu quả

Toàn cảnh thế giới-Chủ nhật, ngày 23/03/2014 16:15 GMT+7

Theo giới phân tích, các lệnh trừng phạt thương mại và kinh tế tuy có thể gây tổn thất thực sự cho nền kinh tế Nga, song lại không phải là không khiến các nước áp đặt nó phải trả giá. Dư luận báo chí châu Âu tuần qua đã phải cay đắng thừa nhận thực tế này trong các bài viết.

Bản thông điệp Liên bang hôm 18/3 của Tổng thống Putin được đánh giá là mang tính lịch sử bởi nó vừa thể hiện sự mềm mỏng nhưng cũng cho thấy một thái độ cương quyết của một nhà lãnh đạo trong việc bảo vệ những gì thuộc về nước Nga, thuộc về người Nga.

Trong bài phát biểu này, ông Putin không những đưa ra những lý lẽ sắc bén hợp tình, hợp lý cho việc nước Cộng hòa tự trị Crimea trở về với nước Nga mà ông còn thẳng thắn viện dẫn tiền lệ rất nổi tiếng ở Kosovo, nơi mà chính các nước Phương Tây tự tay tạo nên một hoàn cảnh Crimea khi họ công nhận rằng việc Kosovo tách khỏi Serbia là hợp pháp và không cần bất kỳ sự cho phép nào từ chính quyền trung ương.

‘ Ông Putin cũng chỉ trích phương tây về cách hành xử theo kiểu “nước lớn” và được dẫn dắt theo qui tắc súng đạn khi viện dẫn trường hợp của Liên bang Nam Tư năm 1999.

Ông Putin cáo buộc phương Tây đã vượt quá giới hạn trong vấn đề Ukraine và luôn tìm cách dồn Nga vào chân tường. Tổng thống Nga tuyên bố cần phải chấm dứt tình trạng này và khẳng định “Nước Nga là một bên tích cực và độc lập trong các vấn đề quốc tế; giống như các nước khác, Nga có các lợi ích quốc gia mà các nước phải tính đến và tôn trọng”.

Sau bài phát biểu sắc bén của ông Putin, Mỹ và các nước Phương Tây dù không có lời phản ứng nào trước những lập luận của ông nhưng vẫn tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với nước Nga nhằm cô lập Nga cả về kinh tế lẫn chính trị. Những biện pháp mà Mỹ và EU đưa ra đối với Nga tuy được đánh giá là đòn trừng phạt mạnh mẽ nhất của phương Tây nhằm vào Nga kể từ thời chiến tranh lạnh, nhưng nhìn chung nó được cho là chưa thể hiện sự nhất quán trong hành động giữa Mỹ và EU. Và điều đó thể hiện sự khác nhau về lợi ích giữa Mỹ và EU trong cuộc khủng hoảng này.

Hơn nữa, theo giới phân tích, các lệnh trừng phạt thương mại và kinh tế tuy có thể gây tổn thất thực sự cho nền kinh tế Nga, song lại không phải là không khiến các nước áp đặt nó phải trả giá. Dư luận báo chí châu Âu tuần qua đã phải cay đắng thừa nhận thực tế này trong các bài viết.

Trong video sau đây sẽ là ghi nhận của phóng viên VTV tại châu Âu:


TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước