Khoảng 60 đảng phái trong đó có đảng cầm quyền Vì nước Thái đã gặp nhau để bàn việc tổ chức bầu cử lại, trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ làm suy yếu chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck và nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, đảng Dân Chủ - đảng đối lập chính, đã không tham dự cuộc họp và các đảng phái đã không thể chọn được thời điểm tổ chức bầu cử lại.
Hàng trăm người biểu tình ủng hộ Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân đã bao vây địa điểm tổ chức cuộc họp, để nhắc lại yêu cầu cải tổ hệ thống chính trị trước khi tổ chức một cuộc bầu cử khác.
Buddha Issara - Thủ lĩnh biểu tình nói: “Một cuộc bầu cử mới sẽ không giải quyết được mâu thuẫn. Ngược lại, nó sẽ tạo ra thêm chia rẽ, điều đó có thể dẫn đến nhiều thương vong. Do đó bầu cử lại không phải là giải pháp cho đất nước”.
‘ Bầu cử ngày 2/2 ở Thái Lan - Ảnh: TNO
“Nếu họ vẫn khăng khăng đòi tổ chức bầu cử, có thể thấy trước kết quả là cuộc bầu cử chắn chắn sẽ lại bị vô hiệu…”, ông Suthep Thaugsuban - lãnh Đảng đạo đối lập nói.
Thất bại của cuộc họp thể hiện sự chia rẽ chính trị sâu sắc giữa những người ủng hộ Thủ tướng Yingluck, mà phần đông là tầng lớp nghèo khó tại các tỉnh xa xôi, với những người ủng hộ thể chế quân chủ thuộc tầng lớp trung và thượng lưu.
Ủy ban bầu cử tuyên bố, thời điểm sớm nhất để tổ chức một cuộc bầu cử mới là vào ngày 20/7.
Tòa án hiến pháp đã vô hiệu cuộc bầu cử diễn ra hôm 2/2 vừa qua, với lý do 28 điểm bỏ phiếu đã không thể tiến hành bầu cử do xảy ra biểu tình chống Chính phủ. Hiến pháp Thái Lan yêu cầu bầu cử phải diễn ra trong cùng một ngày trên khắp cả nước.
Đảng Dân Chủ tẩy chay cuộc bầu cử hồi tháng 2 và hiện chưa đưa ra cam kết tham gia cuộc bầu cử lại.