Cánh tay robot mang tên Kura được thiết bởi hãng phát triển robot Simlab để sử dụng trong các dây chuyền lắp ráp và được các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ quốc gia tại Lausanne, Thụy Sĩ cải tiến để có thể bắt các vật thể di chuyển nhanh.
‘ Hàng trăm triệu mảnh rác vũ trụ đang bay quanh Trái Đất. (Ảnh: Daily Mail)
Các nhà nghiên cứu lấy cảm hứng từ cách con người học thông qua quá trình bắt chước, thử và rút kinh nghiệm. Thay vì đưa ra hướng dẫn cụ thể cho robot, các nhà khoa học áp dụng phương pháp Lập trình thông qua diễn tập.
Anh Ashiwini Shukla, nhà nghiên cứu cánh tay robot cho biết: “Chúng tôi dạy robot cách vươn về phía vật thể từ nhiều hướng và cách kết hợp cử động cánh tay và ngón tay. Sau đó, chúng tôi thu thập dữ liệu và nghiên cứu mô hình để giúp robot dự đoán cử động tối ưu để bắt được vật thể”.
Cánh tay robot có 7 khớp nối và có bàn tay 4 ngón. Cánh tay có khả năng bắt các vật thể với nhiều hình dáng phức tạp như vợt tennis, bóng hay chai nước chỉ trong vòng chưa đầy 1/500 giây.
Giáo sư Aude Billard nói: “Việc phát triển khả năng dự đoán chính xác đường bay và điểm bắt của robot là một bước tiến khoa học quan trọng. Khả năng kiểm soát cử động của cả cánh tay và ngón tay cũng là một bước tiến lớn”.
Dự án được tài trợ bởi liên minh châu Âu EU và được liên kết với dự án Clean-mE của Trung tâm vũ trụ Thụy Sĩ. Các nhà khoa học hi vọng có thể gắn cánh tay robot vào các vệ tinh để thu hồi và tiêu hủy các mảnh vỡ trong vũ trụ.