Khi nước sạch bị nhiễm bẩn: Hậu quả và trách nhiệm?

VTV-Thứ bảy, ngày 20/09/2014 13:11 GMT+7

Các khách mời tại "Sự kiện & Bình luận" sáng 20/9 (Ảnh: VTV News)

Ở nông thôn có rất nhiều nơi chưa có hệ thống nước sạch nhưng ngay ở cả những nơi có dịch vụ cấp nước như những đô thị lớn người dân vẫn chưa thể yên tâm được với chất lượng nước.

Trong tuần qua, với những phóng sự về tình trạng nước bị nhiễm bẩn được phát sóng trên truyền hình, người dân bắt đầu lo ngại về chính nguồn nước mà mình đang sử dụng hàng ngày. Nhiều nơi, chỉ với mắt thường, không cần trải qua các quá trình xét nghiệm, người ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy nước có vấn đề. Và khi người dân tự mang nước đi kiểm nghiệm thì phát hiện ra nước họ sử dụng bị nhiễm kim loại nặng. Vậy hậu quả với sức khoẻ ra sao và ai phải chịu trách nhiệm với chất lượng nước họ sử dụng?

Vấn đề này đã trở thành chủ đề trong cuộc trò chuyện sáng nay (20/9) tại chương trình Sự kiện & Bình luận với hai khách mời là PGS.TS Trần Đức Hạ - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và môi trường - và TS.Đỗ Mạnh Cường, Cục quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế.

Ngay sau khi những báo động về tình trạng nhiễm bẩn nguồn nước được truyền thông nêu ra, Bộ Y tế đã tiến hành một loạt các xét nghiệm. Và theo TS.Đỗ Mạnh Cường, đã có những kết quả đầu tiên của cuộc xét nghiệm.

"Bộ Y tế đã tiến hành xét nghiệm nước ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Vũng Tàu... Tại Hà Nội, chúng tôi đã lấy mẫu nước ở nhà máy nước và một số hộ gia đình thì kết quả là đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế" - Ông Đỗ Mạnh Cường nói - "Tuy nhiên, một số khu đô thị như khu Nam Đô, Mỹ Đình thì có một số chỉ tiêu chưa đạt".

TS. Đỗ Mạnh Cường tại cuộc trò chuyện

TS. Đỗ Mạnh Cường tại cuộc tọa đàm

"Ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi cũng lấy nước ở nhà máy và rất nhiều hộ gia đình, ở những vòi nước nơi công cộng thì nước ở đây rất yên tâm" - ông Đỗ Mạnh Cường nói tiếp - "Tuy nhiên, với những hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa khu vực ngoại thành, do mạng lưới chưa tới nên có một số nơi nước chưa đạt chỉ tiêu".

Nói riêng về tình trạng ở khu Nam Đô - khu dân cư mà trong thời gian qua, vấn đề nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn đã được truyền thông nhắc đến, ông Cường cho biết: "Nước không đạt ở khu Nam Đô chủ yếu là do bể chứa, bể ngầm và bể trên mái của khu đô thị này chưa đảm bảo và bị nhiễm bẩn. Chúng tôi cũng đã yêu cầu ban quản lý của khu đô thị Nam Đô ngay lập tức phải tiến hành thô rửa, khắc phục tình trạng nhiễm bẩn".

"Bên Y tế cũng đã lấy mẫu tại khu này để xét nghiệm rất nhiều lần. Cách đây 2 ngày, đoàn của Bộ Y tế cũng vừa xuống khu Nam Đô kiểm tra một lần nữa tình trạng khắc phục nước ở đây, liên tục lấy mẫu để đánh giá và yêu cầu Ban quản lý của khu đô thị Nam Đô phải khắc phục cho đến khi nào kết quả xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn thì mới được phép cung cấp nước cho người dân".

Để biết rõ hơn về những vấn đề về nước sạch bị nhiễm bẩn cũng như các quy trình kiểm nghiệm ra sao, bạn hãy tiếp tục theo dõi cuộc toạ đàm của Sự kiện & Bình luận trong video dưới đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước