Thầy thuốc nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết: "Chiều cao lý tưởng với cân nặng phù hợp phản ánh rõ nét sức khỏe của trẻ, cho thấy trẻ có thể trạng, thể lực, sức bền và hệ miễn dịch tốt, trẻ sẽ ít mắc bệnh tật, đồng thời mọi cơ hội khác trong cuộc sống sẽ tốt hơn".
Cũng theo Phó Giáo sư Lê Bạch Mai, thuộc tính di truyền và tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ em Việt Nam là không thấp. Nghiên cứu trên những người Việt Nam đến Pháp sinh sống cho thấy, họ sinh con ra cao lớn không thua gì người Pháp bản xứ khi trưởng thành. Điều đó cho thấy tiềm năng di truyền của người Việt Nam là không thấp và yếu tố dinh dưỡng, vận động có tác động rất lớn.
Mời quý phụ huynh đón xem chương trình tư vấn trực tuyến tăng chiều cao cho trẻ em do Báo điện tử vtv.vn và Nutrihome tổ chức.
Nguyên nhân khiến trẻ em Việt Nam hiện nay chưa có chiều cao lý tưởng có thể đến từ các ngộ nhận hay sai lầm của ba mẹ trong cách chăm sóc trẻ từ nhỏ, gây hậu quả trẻ phải chịu thiệt thòi suốt đời. Theo Phó Giáo sư Mai, các sai lầm này khiến trẻ không thể phát triển chiều cao theo đúng tiềm năng sinh học thực tế và không giúp trẻ tối ưu hóa tiềm năng đó ở mức cao nhất.
Lầm tưởng di truyền quyết định tất cả
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng người Việt Nam và châu Á nói chung thấp bé là điều hiển nhiên do gen di truyền. Thực tế, chiều cao khi trưởng thành của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó gen di truyền chỉ quyết định khoảng 20%, các yếu tố còn lại gồm dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ… quyết định đến 80%. Hiện nay, trẻ em nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… có chiều cao không thua kém các nước Âu Mỹ nhờ có sự đầu tư đúng cho 80% còn lại.
Đặc biệt, theo Phó Giáo sư Lê Bạch Mai, ba mẹ thấp lùn không có nghĩa tiềm năng di truyền của họ thấp lùn, lý do vì có thể khi còn trẻ họ chưa có chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi… khoa học nên chiều cao hiện tại không phản ánh đúng. Tương tự đối với trẻ em, nếu trẻ không được tối ưu hóa tiềm năng di truyền bằng dinh dưỡng, vận động khoa học thì khả năng phát triển của chiều cao cũng bị hạn chế.
"Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, chúng tôi đã khám và điều trị thành công nhiều trẻ tăng chiều cao tối ưu dù có ba mẹ thấp bé. Điển hình là trường hợp của một bé gái 8 tuổi dậy thì sớm, tăng được 13cm sau hơn 1 năm, từ 1,42 m lên 1,55 m dù ba mẹ và chị gái của bé có chiều cao khiêm tốn", Phó Giáo sư Mai cho biết.
Dinh dưỡng đúng đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu. (Ảnh: Shutterstock)
Bỏ lỡ các giai đoạn vàng
Đa số ba mẹ phát hiện trẻ bị thiếu chiều cao khi đã muộn, như khi trẻ đã đến tuổi đi học hoặc muộn hơn ở tuổi dậy thì. Thay vì vậy, ba mẹ nên chủ động chăm sóc trẻ từ sớm, đặc biệt tập trung vào 3 giai đoạn vàng mà trẻ sẽ có sự phát triển chiều cao vượt trội gồm: giai đoạn bào thai, 0 - 3 tuổi và tiền dậy thì - dậy thì (khoảng 6 - 13 tuổi với nữ và 7 - 14 tuổi với nam).
Từ tam cá nguyệt thứ 2, theo Phó Giáo sư Mai, thai nhi đã phát triển hệ xương. Đây là giai đoạn nền tảng để trẻ phát triển thể chất sau này. Tiêu chuẩn của trẻ em châu Á khi sinh cần đạt khoảng 3 kg cân nặng và trên 50 cm chiều cao. Do đó trong giai đoạn này, mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi, kẽm, sắt, vitamin D… để giúp thai nhi phát triển tốt.
Trong giai đoạn 0 - 3 tuổi, trẻ có thể tăng thêm 25 cm chiều cao ở năm thứ nhất và tăng 10cm ở mỗi năm tiếp theo. Đến 3 tuổi, chiều cao của trẻ có thể tăng gấp 2 lần so với lúc sinh. Vì vậy, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, sức đề kháng và tăng chiều cao tối ưu.
Từ 3 tuổi trở lên, trẻ vẫn tiếp tục tăng chiều cao với tốc độ thấp hơn (5 - 6 cm/năm), cho đến tuổi tiền dậy thì, dậy thì là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao cho trẻ vượt trội. Trẻ có thể tăng đạt đỉnh 10 - 15 cm/năm và duy trì mức đó trong khoảng 2 năm. Tuy nhiên, do không biết chính xác đó là 2 năm nào nên ba mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong suốt quá trình dậy thì. Trẻ cần ăn đủ 3 bữa ăn chính và thêm 2 bữa phụ, cân bằng các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Phó Giáo sư Lê Bạch Mai khám và tư vấn dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ từ khi còn trong bụng mẹ tại Nutrihome.
Tự ý bổ sung canxi và hormone tăng trưởng
Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ có canxi mới giúp trẻ tăng chiều cao. Theo tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Cố vấn cao cấp tại Nutrihome, canxi chỉ là một trong nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu sắt, kẽm, vitamin D… thì cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ canxi tốt.
Ngoài ra, việc lạm dụng bổ sung dư thừa canxi có thể gây tác dụng ngược khiến trẻ thấp lùn oan uổng, vì sẽ dẫn đến hậu quả cốt hóa các đầu xương sớm, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Bác sĩ Yến Phi cho biết thêm: "Một số sản phẩm tăng chiều cao có chứa hormone tăng trưởng (GH) đường uống là phản khoa học. Các hormone chỉ phát huy tác dụng bên trong cơ thể khi chúng là protein, tức là những chuỗi protein lớn và do chính các tuyến nội tiết trong cơ thể tổng hợp nên. Việc uống các sản phẩm từ bên ngoài vào sẽ được hệ tiêu hóa phân hóa thành các axit amin, giống như ăn trứng, thịt cá… bình thường, không có tác dụng tăng chiều cao. Với những trường hợp cần thiết, việc sử dụng hormone tăng trưởng đòi hỏi phải có chỉ định của bác sĩ với phương pháp bổ sung khoa học".
Ngủ nghỉ kém "kiềm hãm" hormone tăng trưởng nội sinh
Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ được điều chỉnh bởi các hormone tăng trưởng (GH) và yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 (IGF-1) do các tuyến nội tiết trong cơ thể trẻ tiết ra. Những hormone này kiểm soát phần lớn các hoạt động chính của cơ thể gồm tái tạo mô, thay thế tế bào, phát triển tế bào cơ - xương, kích thích hoạt động của sụn tăng trưởng...
Hormone tăng trưởng GH được tiết ra trong máu thường xuyên, đặc biệt đạt đỉnh (cao gấp 3 - 4 lần) sau các hoạt động thể chất mạnh và khi trẻ ngủ ngon trong khoảng 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Theo đó, bác sĩ Đào Thị Yến Phi cho biết, trẻ nhỏ từ 3 - 5 tuổi cần ngủ 10 - 13 giờ/ngày; trẻ từ 6 - 13 tuổi cần ngủ 9 - 11 giờ/ngày và thanh thiếu niên từ 14 - 17 tuổi cần ngủ 8 - 10 giờ/ngày.
Phụ huynh cần chủ động quan tâm tăng chiều cao cho trẻ trong các giai đoạn vàng. (Ảnh: Shutterstock)
Tập luyện sai cách
ThS Khoa học thể thao Phạm Thanh Nghị - Trưởng phòng Khoa học và Y học Thể thao, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh; Chuyên gia Y học thể thao, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, cho biết, vận động khoa học giúp trẻ kích thích các đầu xương, sụn tăng trưởng, các nhóm cơ và dây chằng phát triển, trẻ hấp thu dưỡng chất và đưa dưỡng chất vào xương tốt hơn. Việc lựa chọn đúng bài tập tăng chiều cao, hiểu đúng kỹ thuật, chuẩn bị cho các nhóm cơ, dây chằng tham gia vào quá trình vận động là rất quan trọng đối với trẻ.
Trẻ cần tránh các bài tập cường độ cao, có va chạm mạnh, các bài tập có trở kháng nặng (với tạ) và các bài tập gây kiệt sức vì có thể gây tác dụng ngược ảnh hưởng chiều cao của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng cần tập luyện phát triển đều các kỹ năng nhanh, mạnh, bền, dẻo dai…, đồng thời phải được kiểm tra, đánh giá toàn diện về các nguy cơ, rủi ro, tổn thương cơ xương khớp có thể xảy ra.
Nhằm giúp phụ huynh hiểu đúng và giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu thông qua chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học, báo điện tử VTV phối hợp với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "3 giai đoạn vàng tăng chiều cao thần tốc cho trẻ" diễn ra vào 20h ngày 4/1/2022. Quý phụ huynh theo dõi chương trình tại đây.
Tư vấn trực tuyến: 3 giai đoạn vàng tăng chiều cao "thần tốc" cho trẻ
Trong chương trình, mọi thắc mắc của phụ huynh sẽ được giải đáp bởi các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng và thể thao, vận động hàng đầu:
• Ba mẹ thấp liệu có thể nuôi con cao lớn vượt trội?
• Đâu là 3 giai đoạn vàng không thể bỏ qua?
• Làm sao "đo" được tuổi xương và tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ?
• Trẻ đang thiếu/thừa dưỡng chất gì? Làm sao xác định để giúp trẻ cao lớn "thần tốc"?
• Trẻ nên tập luyện, vận động ra sao?
Thời gian: 20h ngày 4/1/2022, được phát trực tiếp trên website và fanpage Báo điện tử VTV cùng nhiều báo đài, fanpage, kênh YouTube của các đơn vị khác.
Chuyên gia tư vấn:
• TTND.PGS.TS.BS Lê Bạch Mai
• TS.BS Đào Thị Yến Phi
• ThS Khoa học thể thao Phạm Thanh Nghị
Phụ huynh có thể gửi câu hỏi cho chương trình bằng cách gọi tới tổng đài 1900 633 599 hoặc inbox cho fanpage của Nutrihome: Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng để được các chuyên gia tư vấn.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM DINH DƯỠNG NUTRIHOME
Hotline: 1900 633 599
Fanpage: Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng
Website: www.nutrihome.vn
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột do bã thức ăn/bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày sau khi ăn hồng ngâm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 9 - 15/11, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi.
VTV.vn - Sử dụng nước vo gạo để dưỡng và phòng ngừa rụng tóc đang là xu hướng đang được ưa chuộng trên mạng xã hội. Nhưng liệu nó có hiệu quả như lời đồn?
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.