Chuyên gia giải đáp thắc mắc về các tai biến sản khoa nguy hiểm

PV, icon
04:04 ngày 13/05/2020

VTV.vn - Rất nhiều câu hỏi được gửi về chương trình Giao lưu trực tuyến "Tai biến sản khoa – Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời" đã được các chuyên gia giải đáp vào ngày 6/5.

Tiền sản giật, rau bong non, rau cài răng lược, thuyên tắc ối, tiểu đường thai kỳ, truyền máu song thai… là gì? Dấu hiệu cảnh báo tai biến sản khoa nguy hiểm? Ai có nguy cơ mắc những tai biến sản khoa? Làm thế nào kiểm soát tai biến sản khoa và "vượt cạn" bình an? Chăm sóc trẻ sinh non do tai biến sản khoa... Rất nhiều câu hỏi được gửi về chương trình Giao lưu trực tuyến "Tai biến sản khoa – Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời" trên báo điện tử VTV đã được các chuyên gia giải đáp vào ngày 6/5 vừa qua.

Sau hơn 2h phát sóng, chương trình Giao lưu trực tuyến "Tai biến sản khoa – Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời" do Báo điện tử VTV phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức đã nhận được hơn 1.000 câu hỏi, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và hàng nghìn lượt chia sẻ trên các nền tảng online. Các chuyên gia hàng đầu về Sản-Nhi khoa gồm: PGS.TS.BS Khu Thị Khánh Dung - Nguyên Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, Cố vấn cao cấp về Nhi khoa - BVĐK Tâm Anh, Hà Nội; PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng - Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội và ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội đã mang đến cho độc giả những kiến thức khoa học về thai nghén an toàn, phòng tránh tai biến thai sản khoa và làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ sinh non, dị tật, tử vong ở cả mẹ và bé.

Những tai biến sản khoa nguy hiểm

Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng - Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ gặp tai biến sản khoa và tai biến có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Ngay cả những phụ nữ khỏe mạnh trước khi mang thai cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này có thể làm cho thai kỳ có thai nguy cơ cao, trẻ có nguy cơ sinh non, dị tật, thậm chí là tử vong.

Đề cập đến biến chứng thai sản, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết có 5 tai biến sản khoa nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong cho sản phụ là: băng huyết sau sinh, tiền sản giật - sản giật, thuyên tắc ối, vỡ tử cung và nhiễm trùng huyết. Gần đây nhiều trường hợp tử vong còn kèm theo các bệnh lý nội khoa như viêm gan, rối loạn đông máu, các bệnh lý về tim mạch…

Chuyên gia giải đáp thắc mắc về các tai biến sản khoa nguy hiểm - Ảnh 1.

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê trong một ca phẫu thuật nội soi tại BVĐK Tâm Anh

Độc giả Yến Nguyễn gửi câu hỏi cho fanpage IVF Tâm Anh với nhiều lo lắng: "Em 39 tuổi hiện mang thai con thứ hai, ở tuần 34 khi đi khám thai bác sĩ có chẩn đoán em bị đa ối, kèm với mang thai khi lớn tuổi sẽ rất dễ bị thuyên tắc ối. Em lo lắng quá, bác sĩ cho em hỏi thuyên tắc ối là gì? Khi bị thuyên tắc ối có nguy hiểm đến tính mạng không? Nếu có trước khi sinh em cần phải làm gì để giảm tối thiểu những tai biến sản khoa?"

"Có không ít trường hợp đau lòng trong quá trình sinh nở do các biến chứng sản khoa. Nhiều trường hợp thai phụ khỏe mạnh, vừa mới nói chuyện với người nhà nhưng sau khi vào phòng sinh thì lại không may tử vong. 90% của tai biến trên là do thuyên tắc ối", ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê cho biết.

Thuyên tắc ối là tình trạng nước ối chui vào mạch máu mẹ, lên phổi và gây tắc hệ thống huyết mạch ở phổi và tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ thai phụ bị thuyên tắc ối xảy ra là 1/20.000-30.000 ca sinh nhưng tỉ lệ tử vong đến 70-90%. Đây là tai biến không biết trước được, có thể xảy ra trước, trong và sau sinh. Hiện tại chưa có biện pháp nào phòng ngừa. Việc cứu được con hay không còn tùy theo điều kiện của từng bệnh viện và kinh nghiệm của bác sĩ sản khoa.

Độc giả Hương Võ cũng lo lắng gửi đến fanpage Báo điện tử VnExpress với trăn trở: "Em từng bị tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ khi mang thai bé đầu tiên, phải mổ đẻ ở tuần 36, nếu em có thai nữa thì em có bị lại tiền sản giật hay không và cách phòng tránh tai biến này như thế nào?"

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng chia sẻ, tiền sản giật có thể xảy ra từ tuần thứ 20 ở những phụ nữ có các bệnh tiền thân như lupus, bệnh về thận, người béo phì, tiểu đường, phụ nữ lớn tuổi... và nếu lần mang thai trước bị tiền sản giật thì lần sau cũng có thể gặp lại tình trạng này. Tuy nhiên, khi thai phụ đi thăm khám định kỳ đều được chỉ định xét nghiệm để có thể phát hiện dấu hiệu huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng, hay các "dấu ấn sinh học" để có thể dự trù nguy cơ tiền sản giật cho thai phụ.

Và không chỉ thuyên tắc ối, tiền sản giật mà các tai biến sản khoa khác như truyền máu song thai, băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng... có thể đe dọa tính mạng của cả thai phụ lẫn thai nhi. Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa.

Độc giả Trần Đạt Lâm gửi về fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đầy lo lắng: "Em có nghe thông tin trong trường hợp mắc phải hội chứng truyền máu song thai thì khả năng chỉ giữ được 1 bé phải không ạ? Vợ em đang mang thai ở tuần 22 thì siêu âm bác sĩ cho biết, có 1 bé đã cạn nước ối, bé còn lại có dấu hiệu phù toàn thân. Vợ chồng em thật sự rất sợ hãi và đi gõ cửa nhiều nơi nhưng đều không có kết quả. Và bác sĩ cho em hỏi là BV Tâm Anh có phẫu thuật cho trường hợp của vợ em không ạ. Rất mong được bác sĩ cứu giúp."

Chia sẻ về trường hợp của anh Lâm, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê cho biết với tình trạng trên được xếp vào giai đoạn 4 của hội chứng truyền máu song thai. Hội chứng truyền máu song thai được chia ra làm 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn 5 là thai đã chết và giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất và là giai đoạn cuối cùng có thể can thiệp được. Vì thế, thai phụ mang song thai nên được thăm khám ở các cơ sở uy tín để phát hiện và can thiệp ngay từ sớm các dấu hiệu của hội chứng truyền máu song thai.

Những tai biến sản khoa không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé, mà còn để lại nhiều hệ lụy cho sự phát triển của trẻ được sinh ra. PGS.TS.BS Khu Thị Khánh Dung - Nguyên Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, cố vấn cao cấp về Nhi khoa - BVĐK Tâm Anh cho biết, mỗi năm BVĐK Tâm Anh chào đón hơn 1000 trẻ ra đời, trong đó 70% trẻ sinh non, 50% trẻ sinh non dưới 30 tuần và 10% trẻ sinh non dưới 25-26 tuần.

Đối với trẻ sinh non dưới 25 tuần tuổi, điều nguy hiểm nhất mà em bé phải chịu đựng là việc phổi chưa thể hoạt động độc lập được. Điều này dẫn đến tình trạng suy hô hấp do thiếu hụt chất surfactant, một chất hoạt hóa bề mặt phế nang ngoại sinh, được đưa vào phổi của trẻ sơ sinh qua đường khí quản để giúp chống lại sự xẹp phế nang do các bệnh lý suy hô hấp gây ra. Vì thế, sự thiếu hụt surfactant trong cơ thể hoặc các surfactant bị bất hoạt sẽ khiến cho các phế nang bị xẹp, giảm độ đàn hồi của phổi, từ đó gây nên sự suy hô hấp dẫn đến tử vong ở trẻ sinh non.

Làm thế nào phòng tránh các tai biến sản khoa và sinh con an toàn?

Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, các yếu tố rủi ro trong thai kỳ vẫn luôn hiện diện, tuy nhiên nhờ sự tiến bộ của y học, những kiến thức về thai nghén và sinh nở, hành trình 9 tháng 10 ngày được sự chăm sóc của đội ngũ y bác sĩ chuyên ngành sản khoa nên những nguy hiểm suốt thai kỳ và khi sinh nở đã được kiểm soát và giảm nhẹ rất nhiều.

Để chuẩn bị cho thai kỳ an yên, thai phụ cần thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Rõ ràng thai kỳ cán đích thành công thì mẹ phải khỏe và em bé cũng phải khỏe mạnh, đầy đủ điều kiện phát triển trong tương lai. Vì thế sự liên kết giữa bác sĩ nhi và bác sĩ sản khoa được xem là một khối gắn kết luôn đồng hành song song và hỗ trợ lẫn nhau.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc về các tai biến sản khoa nguy hiểm - Ảnh 2.

BVĐK Tâm Anh, Hà Nội là một trong những bệnh viện tiên phong trong việc đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng cho phẫu thuật thai nhi trong buồng tử cung, đưa bác sĩ theo học tại các trung tâm y học bào thai lớn nhất tại Pháp, Indonesia… Nhờ thế, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội có thể làm chủ các kỹ thuật khó của y học bào thai, thực hiện thành công hàng trăm ca phẫu thuật thai nhi trong buồng tử cung để cứu sống các em bé từ trong bụng mẹ.

Nhiều trường hợp bào thai mắc hội chứng truyền máu song thai được điều trị thành công, đặc biệt ca song thai mắc hội chứng "tam tai" nguy hiểm: Song thai một buồng ối một bánh nhau, biến chứng dây nhau xoắn thắt nút, nhau tiền đạo và cài răng lược. Theo y văn, song thai một buồng ối, một bánh nhau rất hiếm gặp, tỉ lệ 1/20.000-35.000 ca. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, các bác sĩ Khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã thực hiện thành công ca phẫu thuật, đón hai bé trai chào đời khỏe mạnh, lành lặn.

Xem thêm: Kỳ diệu Ca phẫu thuật truyền máu song thai thành công lần đầu tiên tại Việt Nam

Kỳ diệu: Ca phẫu thuật truyền máu song thai thành công lần đầu tiên tại Việt Nam

Mời độc giả xem lại chương trình tư vấn sức khỏe "TAI BIẾN SẢN KHOA - PHÁT HIỆN SỚM VÀ CAN THIỆP KỊP THỜI" tại đây và tiếp tục gửi câu hỏi để được các chuyên gia Sản - Nhi khoa hàng đầu tại BVĐK Tâm Anh giải đáp.

Không chỉ mang đến cho mẹ bầu địa chỉ khám thai và sinh đẻ an toàn, dịch vụ chuẩn 5 sao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội còn triển khai dịch vụ Thai sản trọn gói mang đến cho mẹ bầu gói chăm sóc đặc biệt với các chuyên gia Sản khoa, nhi khoa giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của các phương tiện máy móc hiện đại từ khi mang thai cho đến lúc em bé chào đời.

Mọi thắc mắc về thai sản và đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, vui lòng liên hệ:

108 phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội

Hotline: 1800 6858

Website: https://tamanhhospital.vn/dat-lich-kham/

Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Cùng chuyên mục