Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cơ thể cần khoảng 40 loại vitamin và khoáng chất nhưng hầu như không thể tự tổng hợp được mà cần được cung cấp hàng ngày thông qua các loại thực phẩm. Khi chế độ ăn nghèo nàn, đơn điệu thì sẽ dễ dẫn tới thiếu vi chất dinh dưỡng cung cấp cho nhu cầu cơ thể.
Trên thế giới có khoảng 2 tỷ người chiếm tới 30% dân số hiện đang thiếu một hoặc kết hợp nhiều loại vi chất dinh dưỡng. Thiếu vi chất dinh dưỡng còn gọi là "nạn đói tiềm ẩn" vì các biểu hiện thiếu thường khó nhận biết và có thể phát triển thành bệnh hoặc hội chứng nhưng để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực và trí lực, do đó làm giảm khả năng lao động và học tập. Thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân tiềm tàng của tình trạng ốm đau, bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng có ba giải pháp là ăn uống đa dạng các thực phẩm, uống bổ sung các vi chất dinh dưỡng và tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một hay nhiều vi chất dinh dưỡng vào một số thực phẩm với hàm lượng nhất định mà cơ thể cần để phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng của người dân trong cộng đồng.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được khẳng định là có lợi về mặt kinh tế, Tạp chí Dinh dưỡng quốc tế - một tạp chí chuyên ngành có uy tín so sánh giữa lợi ích kinh tế và chi phí cho tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm cho thấy: tỷ lệ lợi ích cao: chi phí thấp làm cho tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được đặt lên hàng đầu trong các đầu tư công liên quan tới xã hội. Tỷ lệ này là 6:1 (lợi ích 6 lần cao hơn đầu tư) nếu tính hiệu quả so với năng suất lao động, và tăng lên 36:1 (lợi ích 36 lần cao hơn đầu tư) nếu tính hiệu quả về nhận thức trí tuệ.
Trung tâm Thống kê Copenhagen (chuyên gia phân tích lợi ích - chi phí đầu tư cho các chính phủ, 2012) cho biết thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt thiếu vitamin A, sắt, kẽm và Iod gây thiệt hại 11% GDP ở các quốc gia châu Á và châu Phi và đầu tư vào vi chất dinh dưỡng được coi là một trong 4 đầu tư tốt hàng đầu cho ưu tiên phát triển (gồm vi chất dinh dưỡng, kiểm soát HIV/AIDS, tự do thương mại và phòng chống sốt rét). Năng suất lao động mất do bị bướu cổ là 10,273%, do thiếu máu thiếu sắt là 5% nếu lao động nhẹ và 17% nếu lao động nặng và 4% cho lao động trí tuệ.
Tổ chức Y tế thế giới tính toán hiệu quả giá của tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là từ 22 đến 60 USD cho 1 năm sống khỏe mạnh (DALY) thấp hơn nhiều so với hiệu quả giá điều trị viêm phổi 85 USD/DALY và 152 USD/DALY điều trị tiêu chảy bằng bù nước đường uống (ước tính trên 80% chi phí) là các bệnh hay gặp do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào các thực phẩm thiết yếu được các tổ chức WHO, WFP, UNICEF, FAO và World Bank khuyến nghị thực hiện để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Singapore …Khu vực châu Á hiện nay có một số nước như Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Philippin…đã bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu thực vật, muối, sữa, bột mì, đường….
Ở Việt Nam, Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm bắt buộc tăng cường I-ốt vào muối ăn, sắt và kẽm vào bột mì và vitamin A vào dầu thực vật. Người dân nên tìm mua và sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (có ghi trên nhãn mác) và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày thay cho các thực phẩm cùng loại không được tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm cung cấp vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể và có tác dụng dự phòng tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng. Giải pháp này có hiệu quả cao và chi phí rất hợp lý cho người tiêu dùng, các vi chất được tăng cường vào thực phẩm cần được hấp thu tốt và không làm ảnh hưởng tới cảm quan của thực phẩm, các đơn vị sản xuất có thể tận dụng công nghệ, cơ sở vật chất hiện có và mạng lưới phân phối ngay tại địa phương. Vì lợi ích mang lại của biện pháp này rất lớn nên đây được coi là một can thiệp y tế cộng đồng rất hiệu quả. Tuy nhiên, thực phẩm tăng cường vi chất cần được tiêu thụ một cách liên tục, hàng ngày và trên diện rộng thì mới có thể có hiệu quả như mong muốn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.