Ở nước ta, có 12 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao (30 - 35%) - tức là cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Nguyên nhân chính là do thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em còn rất phổ biến, ví dụ như can xi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin K2… Ngoài ra, còn nhiều vitamin và chất khoáng khác nữa.
Kết quả điều tra tình trạng thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6 - 59 tháng tuổi năm 2014 - 2015 cũng cho thấy: tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13%, đặc biệt một số địa phương miền núi tỷ lệ này lên tới 16,1%. Cùng với đó, tỷ lệ trẻ thiếu kẽm là 69,4% (trong đó miền núi 80,8%, nông thôn 71,6%, thành thị 49,7%), thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ là 63,6%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là khẩu phần ăn không cung cấp đủ nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhu cầu hàng ngày của trẻ tuổi học đường về vi chất dinh dưỡng gồm khoảng 13 loại khoáng chất và 15 loại vitamin khác nhau ví dụ nhu cầu vitamin A 400 - 800mcg, sắt 5 - 15mg, kẽm 3 - 18mg, i-ốt 65-120mcg, vitamin D 15mcg. Nhưng hiện nay khẩu phần ăn gần như không cung cấp đủ 100% nhu cầu này. Một số loại vi chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, cơ thể có nguồn dự trữ nên khi khẩu phần ăn không cung cấp đủ, nguồn dự trữ này sẽ được huy động tạm thời để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa và phát triển. Nếu thiếu trong thời gian dài, nguồn dự trữ này bị cạn kiệt, cơ thể sẽ có biểu hiện bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng gây ra (bệnh thiếu máu, bệnh khô mắt, bệnh còi xương, bệnh Pelagra…). Tuy nhiên, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em đã bị ảnh hưởng ngay từ khi cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng phải sử dụng nguồn dự trữ và cứ âm thầm diễn tiến trong một thời gian dài, chứ không phải tới lúc biểu hiện bệnh mới bị ảnh hưởng.
Theo thống kê hiện nay, chiều cao trung bình của nam và nữ của Việt nam là 1,64m và 1,55m, thấp hơn các nước phát triển như Trung Quốc (1,70m và 1,59m), Nhật Bản (1,72m và 1,58m), Singapore (1,71m và 1,60m)... và các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan. Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến chiều cao thấp của thanh niên nước ta. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.
Để khắc phục tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và cải thiện chiều cao cho người Việt Nam, ngành y tế đã triển khai thực hiện chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm các biện pháp đồng bộ như bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và đa dạng hóa bữa ăn. Ngày 08/07/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình sữa học đường quốc gia" với mục tiêu "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai". Mục tiêu cụ thể là chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 - 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với lửa tuổi học đường, sữa được sử dụng để bổ sung cho bữa ăn vì dễ hấp thu trong giai đoạn trẻ đang tăng trưởng nhanh, tiền dậy thì và dậy thì. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị trẻ mầm non nên sử dụng 3 - 4 đơn vị sữa một ngày, trẻ 6-7 tuổi sử dụng 5 đơn vị sữa, trẻ 9 - 11 tuổi sử dụng 9 đơn vị sữa một ngày (mỗi đơn vị sữa tương đương 100mg canxi).
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng, hiện nay, khẩu phần canxi của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu khuyến nghị về canxi. Tỷ số canxi/phosphat của khẩu ăn thấp làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa canxi trong xương. Để đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ học đường khoảng 650 - 1000mg/ngày, việc cho trẻ uống thêm ít nhất một ly sữa mỗi ngày là hợp lý. Trong sữa có một số các vitamin và khoáng chất nhưng ở hàm lượng thấp. Cùng với chương trình sữa học đường, sữa là một thực phẩm mang tốt cần được tăng cường vi chất dinh dưỡng góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn cho trẻ em tuổi học đường.
Chương trình sữa học đường được triển khai, được xã hội hóa, với sự tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và gia đình phụ huynh học sinh nên đã đảm bảo công bằng xã hội, cơ hội tiếp cận dinh dưỡng công bằng đối với mọi trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học, giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng. Qua đó, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, tiến tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Đây là chương trình không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn đem lại nhiều lợi ích cho học sinh và gia đình.
Đề án chương trình sữa học đường ở nước ta đưa ra khuyến cáo bổ sung 3 vi chất là canxi, vitamin D và sắt. Đây là một trong những vi chất quan trọng nhất và tối thiểu phải có vì liên quan trực tiếp đến tăng trưởng chiều cao, phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Căn cứ vào tình trạng vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và nhu cầu cho tăng trưởng ở trẻ, nên bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khác nữa vào sữa.
Các vitamin và khoáng chất được khuyến nghị bổ sung thêm đã trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, có bằng chứng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi học đường, và theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Điều đó, cho thấy ý nghĩa nhân văn và những ưu việt của sữa học đường được tăng cường vi chất đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam - nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.