Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết dù cộng đồng thế giới đã có những nỗ lực không ngừng trong việc phòng chống bệnh lao, nhờ đó ngăn chặn 54 triệu ca tử vong vì căn bệnh này từ năm 2000. Tuy nhiên, bệnh lao hiện nay vẫn được đánh giá là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất.
Trong báo cáo mới nhất về bệnh lao toàn cầu 2018, WHO cho rằng các quốc gia cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để có thể đạt mục tiêu xóa sổ bệnh lao vào năm 2030. WHO cũng kêu gọi khoảng 50 nhà lãnh đạo các quốc gia tham dự kỳ họp cấp cao đầu tiên của Liên Hợp Quốc về bệnh lao, cam kết hành động quyết liệt để thực hiện mục tiêu này.
Báo cáo của WHO cho thấy, số ca nhiễm lao đã giảm trong năm 2017 với khoảng 10 triệu người mắc bệnh và 1,6 triệu người tử vong, trong đó có khoảng 300.000 người mắc HIV. Như vậy, tỷ lệ nhiễm giảm 2%/năm. Tình trạng chẩn đoán chưa chính xác hoặc không phát hiện kịp thời các ca nhiễm bệnh vẫn tồn tại như một thách thức lớn với công tác phòng và chữa căn bệnh nguy hiểm này.
Hiện nay, Việt Nam cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến tới hoàn thành mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030. Chúng ta có hành lang pháp lý khá đầy đủ cho chấm dứt bệnh lao như Nghị quyết Trung ương Đảng về mục tiêu đến năm 2030 cơ bản chấm dứt bệnh lao.
Theo PGT-TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Lao Phổi TW, Chủ nhiệm chương trình Chống lao Quốc gia: "Hiện nay, chương trình có thể điều trị cho tất cả các thể lao đa kháng thuốc và siêu kháng thuốc với phác đồ ngắn hạn và phác đồ có thuốc mới mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Dự kiến năm 2018 sẽ thu nhận 3.420, năm 2019 là 4.050 và năm 2020 là 4.680 trường hợp".
Trong số 10 triệu ca mắc bệnh lao mới do WHO phát hiện trong năm 2017 thì chỉ có 6,4 triệu ca được ghi chép chính thức trong các hệ thống quản lý quốc gia, 3,6 triệu ca còn lại hoặc là không được chẩn đoán, hoặc là đã phát hiện ra nhưng không báo cáo. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến tại các quốc gia như Ấn Độ, Nigeria và Indonesia. Đáng chú ý, trong số 1 triệu trẻ em nhiễm lao năm ngoái thì chưa đến 500.000 ca được báo cáo chính thức.
Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân được chữa trị khi mắc lao còn thấp với chỉ 64% ca nhiễm bệnh, trong khi để có thể đạt mục tiêu xóa sổ bệnh lao vào năm 2030, thì từ nay tới năm 2025, phải có ít nhất 90% các ca nhiễm bệnh được điều trị.
Để nhanh chóng cải thiện quá trình phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao, WHO và các đối tác đã triển khai sáng kiến 2018 nhằm đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cho 40 triệu người nhiễm bệnh từ năm 2018 tới năm 2022 và tạo điều kiện tiếp cận biện pháp điều trị phòng ngừa cho ít nhất 30 triệu người trong giai đoạn này. WHO đặc biệt lưu ý điều trị phòng ngừa với nhóm bệnh nhân nhiễm HIV và trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các gia đình có người thân nhiễm bệnh. WHO cũng đã ban hành những hướng dẫn mới nhằm đảm bảo nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ phòng ngừa cho nhóm dễ nhiễm bệnh.
WHO sẽ tiến hành song song hai nhiệm vụ gồm kêu gọi các cơ quan y tế xác định rõ những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân phát bệnh, đồng thời hối thúc lãnh đạo các quốc gia đẩy mạnh cam kết, tạo động lực khuyến khích toàn dân cùng hành động.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.