Nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng hiện vẫn ở mức 4,6% tổng dư nợ. Mặc dù các tổ chức tín dụng đang ra sức xử lý, nhưng thực tế nợ xấu vẫn tăng cao hơn so với thời điểm cuối năm ngoái. Trích lập dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận của các ngân hàng bị bào mòn do vậy, tăng cường quản trị rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng là con đường duy nhất đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
‘ Nhiều ngân hàng đã tự xây dựng hệ thống quản trị rủi ro
Để giảm thiểu rủi ro phát sinh, cán bộ tín dụng sẽ phải sâu sát hơn trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó cũng đồng nghĩa những yêu cầu cao hơn về trình độ và năng lực của cán bộ ngân hàng, cũng như quy trình hoạt động chuẩn mực hơn của chính ngân hàng. Theo lãnh đạo các tổ chức tín dụng, nếu làm được tốt điều này, thì tài sản đảm bảo sẽ không còn là điều kiện tiên quyết để giải ngân các khoản vay.
TS Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc HDBank cho rằng: “Về lâu dài, việc cho vay phải dựa trên khả năng hấp thụ tín dụng của doanh nghiệp, khả năng kinh doanh, phương án khả thi cũng như dòng tiền của doanh nghiệp. Tài sản đảm bảo phải lùi về vị trí thứ hai. Điều này không thể thực hiện ngày một ngày hai, mà về lâu dài, chúng ta phải đi đến cái đích đó”.
Dường như ngân hàng nào cũng đã tự xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, thế nhưng, quy chuẩn và thang bậc đánh giá, mỗi ngân hàng mỗi khác. Thế nên mới không hiếm trường hợp, cùng một doanh nghiệp, nhưng có ngân hàng đáng giá là khách hàng tốt, có ngân hàng lại xếp loại khách hàng có mức độ rủi ro cao.
Quý vị có thể theo dõi chi tiết trong VIDEO dưới đây: