Sở hữu chéo - Nguồn gốc của nợ xấu?

Đình Hải-Thứ năm, ngày 01/08/2013 11:30 GMT+7

 Sở hữu chéo hay sở hữu cổ phần lẫn nhau tại các tổ chức tài chính lâu nay được xem là nguồn gốc của nợ xấu và rủi ro đổ vỡ hệ thống. Để xử lý hậu quả này, tái cơ cấu là biện pháp được đưa ra.

Tuy nhiên, tái cơ cấu bằng việc khuyến khích các ngân hàng mạnh mua lại các ngân hàng yếu kém vô hình chung lại làm gia tăng sở hữu chéo. Đây là nghịch lý đáng chú ý được đưa ra tại hội thảo về rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo vừa diễn ra tại Hà Nội.

Vô hiệu hóa các quy định về an toàn vốn, tạo ra các khoản nợ xấu khổng lồ, khi nhóm lợi ích sở hữu ngân hàng chi phối cho vay vào các dự án sân sau đầy rủi ro. Đó là những gì mà “ma trận” sở hữu chéo này đang gây ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

‘ Hình minh họa.

Tái cơ cấu để xử lý nợ xấu, nhưng tái cơ cấu bằng cách để các ngân hàng khỏe mua lại các ngân hàng yếu kém lại làm gia tăng sở hữu chéo tại các ngân hàng khỏe này. Đây là khuyến nghị cần tính toán kỹ lưỡng trong quá trình tái cơ cấu.

Tại hội thảo về rủi ro sở hữu chéo, đại diện các ngân hàng nhận định, tình trạng sở hữu chéo chưa thể được xử lý khi các cơ quan giám sát của các ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm... còn thiếu gắn kết trên một hệ thống.

Các quy định hiện hành còn quá nhiều lỗ hổng để có thể kiểm soát được sở hữu chéo. Đó là nhận định chung tại hội thảo. Khi mà thế nào là người liên quan để phân định nhóm lợi ích trong ngân hàng chưa được quy định rõ, khi mà có những đối tượng trực tiếp tạo ra sở hữu chéo lại chưa chịu sự kiểm soát của bất kỳ quy định nào, ví dụ như công ty đầu tư tài chính.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước