Những vấn đề kinh tế quốc tế nổi bật tuần qua (30/3-4/4)

Tạp chí kinh tế-Thứ bảy, ngày 04/04/2015 18:39 GMT+7

VTV.vn - Thỏa thuận sơ bộ về hạt nhân Iran và những triển vọng kinh tế, EU quyết định dỡ bỏ hạn ngạch sản xuất sữa là những vấn đề kinh tế quốc tế đáng chú ý tuần qua.

Trung Quốc: Chỉ số quản lý sức mua PMI đã bất ngờ tăng lên 50,1 điểm

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, chỉ số Quản lý sức mua (PMI) tháng 3 của nước này bất ngờ tăng lên mức 50,1 điểm, nằm ngoài dự đoán của các định chế tài chính nước ngoài. Những động thái như cắt giảm lãi suất, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cũng như những biện pháp nới lỏng khác của Trung Quốc những tháng gần đây được cho là đã góp phần vào việc kích thích nhu cầu tiêu thụ trong nước, thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp nước này.

Thoả thuận sơ bộ về hạt nhân Iran và những triển vọng kinh tế

Iran và nhóm P5+1 đã đạt được một thỏa thuận hạt nhân sơ bộ, mở đường hướng tới một thỏa thuận hạt nhân cuối cùng trong 3 tháng tới, trong đó bao gồm việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran. Kết quả này đang mở ra những triển vọng tích cực cho nền kinh tế của quốc gia Trung Đông vốn đang gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận và giá dầu giảm. Bước đột phá này cũng đem lại cho các công ty của phương Tây những cơ hội đầu tư to lớn.

Hy Lạp đệ trình danh sách cải cách mới cho bộ ba chủ nợ quốc tế

Tuần qua, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã đệ trình tới nhóm bộ ba chủ nợ quốc tế gồm Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu một danh sách các cải cách mới gồm 26 trang để có thể nhận nốt khoản cứu trợ tài chính cuối cùng trị giá 7,2 tỷ euro. Các chuyên gia cho rằng, nếu danh sách cải cách này một lần nữa không được thông qua, ngân sách Chính phủ Hy lạp sẽ đối mặt với nguy cơ cạn tiền vào ngày 9/4 tới.

EU quyết định dỡ bỏ hạn ngạch sản xuất sữa

Từ ngày 1/4, Liên minh châu Âu EU chính thức dỡ bỏ cơ chế quota, hạn chế sản xuất sữa đối với toàn bộ lãnh thổ 28 quốc gia. Ngay sau tuyên bố trên, nông dân khắp châu Âu đã tiến hành một cuộc biểu tình quy mô lớn vì cho rằng, quy định này sẽ tác động không nhỏ đến các trang trại nuôi bò sữa truyền thống, khi không thể chạy đua sản lượng với các trang trại công nghiệp lớn. Tuy nhiên, Uỷ ban châu Âu cho rằng, bãi bỏ quota về lâu về dài sẽ giúp châu Âu xuất khẩu nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa bò sang những thị trường tiềm năng như châu Á.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước