Cha đẻ của ngành phẫu thuật thẩm mỹ - Sir Harold Gillies. (Ảnh: Dailymail).
Chiến tranh qua đi nhưng tàn tích của nó vẫn tồn tại. Nhiều người lính tuy còn sống nhưng trở về với những khuôn mặt không còn nguyên vẹn khiến họ tự ti và không thể hoà nhập với cộng đồng. Vào năm 1917, ca phẫu thuật cấy ghép mô đầu tiên được thực hiện bởi một bác sĩ người New Zealand đã giúp một người lính bị bỏng nặng có thể tự tin trở lại cuộc sống thường ngày.
Vị bác sĩ này có tên là Harold Gillies được coi là "cha đẻ" của ngành phẫu thuật thẩm mĩ. Bác sĩ Harold đã sử dụng một công nghệ được gọi là Tube Pedicle Flaps. Với công nghệ này, ông dung da của một phần trong cơ thể và đắp vào một chỗ khác.
Một thuỷ thủ tên Walter Yeo bị bỏng nặng trong một trận chiến với mũi và mí mắt bị huỷ hoại hoàn toàn. Nhờ sử dụng da từ phần cổ và ngực, bác sĩ Harold đã tạo nên một khuôn mặt mới cho Walter.
Sau đây là những bức ảnh trước và sau khi phẫu thuật vào những năm 1917. Các ca phẫu thuật được thực hiện thành công ở bệnh viện King George Military Hospital, London.
Toàn bộ phần bên trái của người lính này bị phá huỷ hoàn toàn. Sau rất nhiều ca phẫu thuật cùng với một chiếc ria mép và một phần mũi giả đã trông như bình thường.
Những bức ảnh này được chụp trong 2 năm 1917 và 1918 cho thấy sự tiến triển trong y học đã giúp người lính họ Field trông bình thường hết sức có thể. Trong khi trước đó, nửa khuôn mặt của người này gần như bị nổ tung.
Một trường hợp nữa cho thấy sự thành công của phẫu thuật cấy ghép mô trong 2 năm khiến khuôn mặt của người này như không có một tàn tích nào của chiến tranh.
Trung sĩ Marsden bị bỏng toàn bộ khuôn mặt và bàn tay. Đây là kết qủa trước và sau phẫu thuật. Tuy nhiên với bệnh nhân này, phương pháp Tubed Pedicle flap vẫn chưa được áp dụng.
Người lính này bị mất toàn bộ phần môi dưới nhưng nhờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tạo ra một phần môi mới cho người này.
Sau chiến tranh thế giới lần I, anh lính mang họ Dempsey chia sẻ những hình ảnh sau khi 2 tháng chữa trị tại bệnh viện
Cùng với sự "mát tay" của bác sĩ Harold Gillies và sự trợ giúp của một trong những người tiên phong trong ngành phẫu thuật William Arbuthnot Lane, danh tiếng của bệnh viện King George Hospital ngày càng được nâng cao.
Nhờ những cống hiến trong y học và các ca phẫu thuật tái tạo lại mặt, bác sĩ Harold Gillies được phong tước hiệp sĩ vào năm 1930.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!