Mục đích chính của dự luật này là đưa những quy định của EU vào luật của nước Anh nhằm đảm bảo việc Anh rút khỏi EU sẽ diễn ra nhịp nhàng, không gây xáo trộn mạnh.
Các nghị sĩ sẽ thảo luận 470 điểm đề nghị sửa đổi, dài 186 trang, trước khi dự luật Brexit được thông qua và trở thành luật. Ngay tại phiên họp đầu tiên, việc Thủ tướng Theresa May muốn đưa thời điểm Anh rời EU - 23h ngày 29/3/2019 - vào trong dự luật đã vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ đảng Bảo thủ và các đảng chính trị khác.
Ngoài ra, theo các nghị sĩ, việc họ chỉ được phép bỏ phiếu lựa chọn đồng ý hoặc không và không được phép dừng Brexit hay đề nghị thảo luận lại những thỏa thuận của Chính phủ - EU là không dân chủ. Việc bỏ phiếu cho những điểm mấu chốt của dự luật sẽ không diễn ra trong tuần này mà diễn ra vào tháng 12.
Sau khi được thông qua tại Hạ viện, dự luật Brexit sẽ được trình sang Thượng viện Anh để các Thượng nghị sĩ cho ý kiến, xem xét lại lần nữa, sau đó sẽ trình lên Nữ hoàng thông qua để trở thành luật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!