Hơn 100 ngọn núi lửa ngầm đang nằm lặng lẽ dưới lớp băng dày ở Nam Cực, và sự biến đổi khí hậu khiến băng tan nhanh có thể vô tình kích hoạt chúng, dẫn đến những vụ phun trào ngầm với hậu quả khó lường.
Phần lớn các ngọn núi lửa này nằm sâu dưới lớp băng, khiến chúng khó phát hiện và ít được chú ý. Khi lớp băng tan, áp lực lên mặt đất và các khoang magma bên dưới giảm, làm tăng khả năng magma giãn nở, từ đó tạo ra nguy cơ phun trào núi lửa. Những vụ phun trào dưới băng như vậy khó có thể nhận thấy trên bề mặt, nhưng nhiệt lượng từ chúng có thể làm tan chảy lớp băng dưới mặt đất, khiến lớp băng phía trên yếu đi và dễ sụp đổ.
Băng trôi ở Nam Cực. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Mặc dù quá trình này diễn ra chậm và có thể kéo dài hàng trăm năm, các nhà khoa học khẳng định nó vẫn diễn ra âm thầm và có thể không thể kiểm soát, ngay cả khi tình trạng nóng lên toàn cầu được hạn chế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!