Các cuộc xung đột tăng nhiệt, kinh tế thế giới phục hồi bấp bênh

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ hai, ngày 28/10/2024 14:12 GMT+7

VTV.vn - Trong bối cảnh nhiều điểm nóng chưa hạ nhiệt, kinh tế thế giới vẫn còn bấp bênh.

Tại Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới diễn ra tuần qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế nhận định: Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới có thể "hạ cánh mềm," với lạm phát cao được kiểm soát mà không gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng hoặc tình trạng mất việc làm ồ ạt. Tuy nhiên, các gia đình vẫn đang bị tổn thương vì giá cả tăng cao và tăng trưởng toàn cầu đang yếu. Kinh tế toàn cầu có nguy cơ mắc kẹt trên con đường tăng trưởng thấp, nợ cao có thể làm giảm thu nhập và việc làm.

Tình trạng giá cả cao dai dẳng, chi tiêu quân sự tăng, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ, các hạn chế thương mại và nợ công cao sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu ảm đạm trong thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng được ghi nhận tại nền kinh tế Mỹ, châu Âu, Ấn Độ.

Các cuộc xung đột tăng nhiệt, kinh tế thế giới phục hồi bấp bênh - Ảnh 1.

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay từ mức ước tính trước đó là 2,6% lên 2,8%

Theo IMF, Mỹ tiếp tục là động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng vượt xa các nền kinh tế phát triển khác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Lạm phát tại Mỹ đã giảm xuống gần mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), khiến Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất.

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay từ mức ước tính trước đó là 2,6% lên 2,8%, do chi tiêu tiêu dùng mạnh hơn và tiền lương tăng. Tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới được dự báo sẽ chậm lại ở mức 2,2% vào năm 2025.

Tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ cũng gần gấp đôi so với hầu hết các nền kinh tế phát triển khác trong hai năm qua, và cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực duy trì đà tăng đó.

Đối với các nền kinh tế phát triển ở châu Âu, IMF dự đoán sẽ có sự phục hồi tăng trưởng khiêm tốn trong năm tới. Triển vọng tăng trưởng rất ổn định ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, ở mức khoảng 4,2% trong năm nay và năm sau, với hiệu suất mạnh mẽ liên tục từ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.

Nhìn lại, ông Pierre-Olivier Gourinchas, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF nhận định: "Lạm phát hạ nhiệt mà kinh tế toàn cầu không suy thoái là một thành tựu lớn".

Châu Á – Thái Bình Dương là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới Châu Á – Thái Bình Dương là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới

VTV.vn - IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên 4,6% cho năm 2024 và 4,4% cho năm sau.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước