Châu Á – Điểm nóng của việc lạm dụng lao động giá rẻ

TCKT-Chủ nhật, ngày 28/12/2014 10:00 GMT+7

Lao động giá rẻ từ châu Á dễ trở thành nạn nhân của việc lạm dụng sức lao động do bản thân những lao động này tự nguyện vì hoàn cảnh nghèo khó.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, nhân công trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác mỏ, sản xuất phụ tùng linh kiện thường là đối tượng bị vắt kiệt sức lao động nhiều nhất. Và hơn một nửa trong số đó đến từ châu Á. Khu vực này có nguồn nhân công dồi dào với chi phí lao động thấp nhất trên thế giới. Lợi nhuận từ việc bóc lột nguồn nhân lực này lên tới con số 51 tỷ USD hàng năm .

Một nguyên nhân khác khiến lao động giá rẻ từ châu Á dễ trở thành nạn nhân của việc lạm dụng sức lao động, là do bản thân những lao động này tự nguyện vì hoàn cảnh nghèo khó.

Bà Beate Andrees, Chủ nhiệm chương trình chống bóc lột lao động của ILO cho biết: "Tại châu Á, có rất nhiều gia đình đang ở mức cực nghèo, điều kiện khó khăn buộc họ phải tìm kiếm việc làm. Chính hoàn cảnh này khiến họ dễ rơi vào tình cảnh bị động, dễ bị bóc lột".

"Tôi đã làm việc không ngừng nghỉ đến khi kiệt sức. Khi gục ngã vì công việc quá nặng, chủ lao động cũng không chu cấp tiền thuốc men mà còn cắt lương của tôi. Nhưng dù thế nào tôi cũng không thể bỏ việc được" - Chị Marina Sarno, lao động phổ thông Indonesia.

Tại đa phần các nước châu Á đang phát triển, người lao động giá rẻ không hề được luật pháp bảo vệ. Cơ chế quản lý lỏng lẻo khiến họ khó cất được tiếng nói khi bị lạm dụng.

Thống kê cho thấy, có tới 26 triệu nhân công châu Á đang trong tình trạng lao động “chui”, không có giấy tờ tùy thân và nằm ngoài sự bảo hộ của luật pháp. Họ có thể phải làm việc trong môi trường thiếu các biện pháp bảo đảm an toàn, làm thêm giờ nhưng thù lao lại bị cắt bớt hoặc thậm chí không nhận được tiền lương.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước