Nhân viên y tế Mỹ đưa người nhiễm nCoV lên xe cứu thương ở bang Washington. Ảnh: Reuters
Bà Ammon nhấn mạnh, virus SARS-CoV-2 'không ngủ quên trong mùa hè'. Thống kê trong tuần này cho thấy, trên toàn châu Âu tỷ lệ mắc bệnh là 46 trên 100 nghìn người, đạt bằng đỉnh dịch đợt đầu. Con số bệnh nhân phải nhập viện cũng đang tăng trở lại và chủ yếu nằm trong số những người cao tuổi.
Tuy nhiên, bà Ammon cho rằng, việc các trường học mở cửa trở lại trong tháng này không có khả năng khiến dịch phát triển mạnh hơn, bởi có những nước đã cho học sinh đi học lại từ mùa xuân mà không bị tăng ca mắc.
Tính đến 9h ngày 3/9, châu Âu ghi nhận hơn 35.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên tương đương 50% số ca ở Nam Mỹ (3.646.393 ca), trong đó có 208.567 ca tử vong. Châu Phi và châu Đại Dương ít bị ảnh hưởng nhất với các số liệu tương ứng là 1.272.564 ca nhiễm và 30.346 ca tử vong tại châu Phi; 28.825 ca nhiễm và 692 ca tử vong tại châu Đại Dương.
Mỹ vẫn là nước ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong nhất thế giới, với 6.290.211 bệnh nhân, gần bằng số ca ghi nhận tại khu vực Nam Mỹ, và 198.933 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ xác nhận 40.685 ca nhiễm mới và 1.059 ca tử vong mới.
Sau Mỹ là Brazil với các số liệu lần lượt là hơn 4 triệu ca nhiễm và hơn 123.000 ca tử vong. Tình hình tại các nước khác tại Nam Mỹ cũng rất đáng chú ý. Argentina ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm mới, Colombia hơn 9.200 ca, Peru hơn 6.300 ca. Các nước khác như Chile và Ecuador đều ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm mới trong ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!