Thông tin do Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) đưa ra ngày 4/8.
Theo báo cáo của FAO, chỉ số giá lương thực trong tháng 7 đạt mức trung bình 123,9 điểm, cao hơn so với mức 122,4 điểm của tháng trước đó. Báo cáo của FAO cũng cho thấy, chỉ số giá dầu thực vật tăng 12% so với tháng trước đó, phá vỡ chu kỳ giảm trong 7 tháng liên tiếp.
Dầu hướng dương cũng quay đầu tăng hơn 15% so với tháng 6, chủ yếu là do những bất ổn sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen hồi tháng 7 vừa qua. Tâm lý lo ngại về hoạt động sản xuất cùng với giá dầu thô tăng cũng đẩy giá dầu thực vật cao hơn.
FAO cho rằng, hoài nghi về vấn về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine và thời tiết khô hạn ở Bắc Mỹ đã đẩy giá lúa mì và chỉ số gạo tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm sau khi Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu gạo.
Cơ quan này bày tỏ lo ngại về việc giá gạo tăng, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực tác động đến một bộ phận lớn dân số thế giới, trong đó có những người nghèo nhất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!