Chiến lược nào giúp Đông Nam Á đảo ngược tình thế số ca mắc và tử vong luôn ở mức báo động đỏ?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 01/08/2021 06:27 GMT+7

VTV.vn - Đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á, biến thể Delta lây lan mạnh, dẫn đến số ca mắc và tử vong luôn ở mức báo động đỏ.

Bất chấp hàng loạt khó khăn, một số chuyên gia nhận định, Đông Nam Á vẫn có cơ hội lật ngược tình thế trong nửa sau của năm 2021.

1. Chiến lược tốt hơn

Đầu tiên là ASEAN cần đề ra những chiến lược tốt hơn.

Tiến sĩ Swee Kheng Khor, chuyên gia độc lập về chính sách y tế tại Malaysia, nói: "Các chiến lược cần được thiết kế hợp lý hơn, bao gồm những biện pháp quen thuộc như đeo khẩu trang và giãn cách, tăng cường xét nghiệm, truy vết và cách ly, hạn chế di chuyển trong thời gian ngắn tại từng khu vực cụ thể thay vì áp đặt biện pháp phong tỏa kéo dài trên toàn quốc".

Bên cạnh đó, cần phân loại để điều trị hiệu quả bệnh nhân COVID-19. Tại Singapore, trước khi tiến hành điều trị, các bệnh nhân sẽ được phân loại mức độ nghiêm trọng để có phác đồ phù hợp. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đã khẩn trương nâng cấp hệ thống điều trị bệnh nhân COVID-19 lên "Tháp 5 tầng" để ứng phó với số ca F0 liên tục tăng cao.

2. Liên kết với dịch vụ y tế tư nhân

Các chính sách nên liên kết với cả dịch vụ y tế tư nhân vốn chiếm 53% ngành y tế tại Đông Nam Á. Quá trình thực thi chính sách phải dựa trên bằng chứng, được đầu tư tài chính thích đáng và loại bỏ những thủ tục không cần thiết.

Chiến lược nào giúp Đông Nam Á đảo ngược tình thế số ca mắc và tử vong luôn ở mức báo động đỏ? - Ảnh 1.

Tiêm chủng ở Indonesia

3. Đẩy nhanh tiêm chủng

Một vấn đề quan trọng là cần tiêm chủng vaccine COVID-19 càng nhanh càng tốt. Các nước có thể xây dựng những trung tâm tiêm chủng tạm thời (như cách Indonesia tận dụng các nhà thờ ở vùng nông thôn), giảm bớt tâm lý ngần ngại tiêm vaccine bằng các chính sách như cung cấp thẻ giảm giá ở nhà hàng cho người tiêm chủng, hay tổ chức xổ số tiêm chủng như ở Philippines. 

Các nước trong khu vực có thể học tập mô hình hợp tác với lĩnh vực tư nhân trong nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng như ở Malaysia và Singapore, đồng thời theo đuổi phương án tự phát triển vaccine nội địa như tại Việt Nam và Thái Lan.

4. Hợp tác ASEAN tốt hơn

Giới chuyên gia cho rằng, các nước Đông Nam Á cần hợp tác tốt hơn và vươn tầm nhìn để tìm kiếm giải pháp. Việc hợp tác mua sắm vaccine có thể giúp giảm chi phí, đảm bảo quyền tiếp cận công bằng của người dân trong khu vực và tăng sức mạnh trong đàm phán với các hãng dược phẩm.

Các nước ASEAN lập kỷ lục số ca mắc COVID-19/ngày, Indonesia có số người nhiễm mới cao nhất thế giới Các nước ASEAN lập kỷ lục số ca mắc COVID-19/ngày, Indonesia có số người nhiễm mới cao nhất thế giới

VTV.vn - Đến sáng 26/7, thế giới có trên 194,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,17 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước