Cơ thể chúng ta phản ứng thế nào với nhiệt độ cao?

Nguyễn Mai-Thứ năm, ngày 27/07/2023 06:00 GMT+7

VTV.vn - Các nhà khoa học Vương quốc Anh đang nghiên cứu xem nhiệt độ và độ ẩm cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến cơ thể người thế nào và chúng ta phải làm gì.

Giáo sư Lewis Halsey và các nhà nghiên cứu tại Đại học Roehampton ở London dành nhiều giờ mỗi ngày trong căn phòng đặc biệt để nghiên cứu cách cơ thể con người phản ứng với nhiệt độ xung quanh. Trong nhiều năm, họ đã tiến hành các nghiên cứu để cố gắng hiểu cơ thể chúng ta phản ứng như thế nào với nhiệt độ cao, cả khi cơ thể hoạt động hoặc đứng yên.

Nhà nghiên cứu đã ghi lại tốc độ trao đổi chất của cơ thể tăng lên như thế nào khi ở 1 giờ trong khu vực nhiệt độ cao. Cảm biến sẽ được gắn trên ngực và cánh tay của người tham gia thử nghiệm.

Căn phòng này được cài đặt ở mức 51 độ C, độ ẩm 25%, gần với mức nhiệt kỷ lục 53 độ C được ghi nhận ở Thung lũng Chết ở California, Mỹ trong tháng này.

Giáo sư Lewis Halsey - Khoa Sinh lý học, Đại học Roehampton, Anh phân tích: "Khi cơ thể nóng lên, nhịp tim sẽ tăng và có những thay đổi rất nhỏ đối với cách tim đập trong mỗi chu kỳ. Khả năng lưu thông máu và tốc độ thở cũng tăng theo, máu sẽ được đưa lên bề mặt da nhiều hơn, cơ thể sẽ phát nhiệt qua hệ thống bài tiết để làm mát cơ thể. Đó là lý do tại sao một số người có thể đỏ mặt khi trời nóng".

Cơ thể chúng ta phản ứng thế nào với nhiệt độ cao? - Ảnh 1.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và người già có khả năng phản ứng với nhiệt nhanh hơn những người khác. Hoặc những người sống ở các nơi khác nhau trên thế giới cũng sẽ phản ứng khác nhau vì cơ thể họ đã thích nghi với nhiệt độ bản địa ở một mức độ nào đó theo thời gian. Ví dụ, các vận động viên chạy đường dài ở vùng khí hậu nóng đã được ghi nhận có nhiệt độ bên trong cơ thể trên 40 độ C.

"Với người bình thường, nếu nhiệt độ bên trong cơ thể vượt quá 40 độ thì chúng ta sẽ gặp rủi ro về sức khỏe. Các cơ quan của cơ thể có thể hoạt động kém hiệu quả hơn, khi đó các bộ phận cơ thể không thể giao tiếp hiệu quả với nhau và các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sẽ tăng tốc. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là sốt cao và có thể bị suy nội tạng. Nếu bạn bị suy tim thì lượng oxy trong cơ thể sẽ càng giảm đi và ít oxy lên não hơn", Giáo sư Lewis Halsey nói.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhiệt độ cực cao kết hợp với độ ẩm được gọi là nhiệt độ bầu ướt - mức nhiệt độ thấp nhất mà khi đó các loại chất lỏng đều có thể làm mát thông qua không khí. Khi nhiệt độ bầu ướt toàn cầu vượt quá 30 độ C, tức là khi cơ thể người khó có thể tự làm mát bằng cách tiết mồ hôi, mọi người nên hạn chế làm việc ngoài trời và bổ sung nước cho cơ thể.

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục

VTV.vn - Ngày 22/6, nhiệt độ tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vượt ngưỡng 40 độ sau nền nhiệt kỷ lục cách đây 9 năm, đây cũng là ngày nắng nóng nhất trong tháng 6 trong hơn 60 năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước