"Cuộc chiến" cấm vận giữa Nga - phương Tây lan sang ngành hàng không vũ trụ

Nhật Linh (Phóng viên THVN tại LB Nga)-Chủ nhật, ngày 10/04/2022 07:00 GMT+7

Nhà du hành Mỹ Mark Vande Hei (trái) cùng các nhà du hành Nga Anton Shkaplerov (giữa) và Pyotr Dubrov (phải) sau khi đáp xuống Trái đất tại Dzhezkazgan, Kazakhstan vào ngày 30/3. Phía NASA đã cảm ơn Nga sau chuyến hạ cánh thành công - Ảnh: NASA

VTV.vn - Ngay khi Nga tuyên bố tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt, trong đó có ngành công nghiệp vũ trụ.

Sau đó là một cuộc chiến cấm vận với hàng loạt các động thái của cả hai bên có nguy cơ phá vỡ hoàn toàn hợp tác quốc tế trong không gian. 61 năm sau ngày nhà du hành vũ trụ Liên Xô Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào không gian, ngày 12/4/1961, ngành hàng không không vũ trụ Nga và thế giới đứng trước những thách thức mới.

Làn sóng trừng phạt và đáp trả giữa phương Tây và Nga liên quan đến chiến sự Ukraine đã lan rộng không gian. Các dự án chung được cắt giảm theo mọi hướng, từ sản xuất động cơ tên lửa đến nghiên cứu các thiên hà xa xôi.

Phương Tây ban hành lệnh cấm bán các sản phẩm của ngành công nghiệp vũ trụ sang Nga, ngừng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan, thì Nga cũng đình chỉ hợp tác với châu Âu về các vụ phóng từ sân bay vũ trụ Kourou, triệu hồi các chuyên gia và tuyên bố ngừng cung cấp động cơ tên lửa cho Mỹ. Nga cảnh báo có thể dừng hợp tác với phương Tây trong các sứ mệnh không gian, khi châu Âu tuyên bố chấm dứt hợp tác với Nga trong dự án ExoMars thám hiểm sự sống trên sao Hỏa.

Trước đó, Mỹ từng công bố ý định kéo dài thời gian hoạt động của Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) từ năm 2024 đến năm 2030, nhưng kế hoạch này khó có thể thực hiện nếu không có Nga. Người đứng đầu Roscosmos Dmitry Rogozin cảnh báo "Nếu dừng hợp tác, ai sẽ cứu ISS khỏi chệch quỹ đạo và rơi xuống lãnh thổ Mỹ hay châu Âu?".

Cuộc chiến cấm vận giữa Nga - phương Tây lan sang ngành hàng không vũ trụ - Ảnh 1.

Mỹ từng công bố ý định kéo dài thời gian hoạt động của Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Hình ảnh của NASA cho thấy tàu vũ trụ Soyuz "cập bến" tại Trạm Vũ trụ Quốc tế vào tháng 5/2021. ẢNH: NY Times

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) - một tổ hợp công trình quốc tế nghiên cứu không gian nằm cách xa Trái đất 400km, từng được xem như biểu tượng của hợp tác khoa học và phi chính trị. Nhưng, biểu tượng này đang bị rạn nứt và tuyên bố "khoa học không bị ảnh hưởng bởi chính trị" chỉ là lời nói.

Trước tình hình địa chính trị, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đang xem xét khả năng tách phân đoạn quỹ đạo của Nga khỏi Trạm vũ trụ quốc tế, để phát triển một Trạm dịch vụ quỹ đạo độc lập (ROSS) với những ưu thế là kiến trúc module có thể biến đổi, có thời gian phục vụ dài hơn, hoạt động vì lợi ích quốc phòng và an ninh.

Trước đó, Roscosmos cũng cho biết, các tàu vũ trụ được tạo ra ở Nga trong tương lai gần sẽ có mục đích kép. Trạm vũ trụ mới của Nga sẽ "có khả năng quân sự" nếu tình trạng thù địch với nước này vẫn tồn tại trên thế giới.

"Không bay tới sao Hỏa, thì hạ cánh ở Mặt trăng" - Khi tương lai của các thỏa thuận hợp tác vũ trụ giữa Nga với Mỹ và châu Âu trở nên bất định, Nga tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Moscow đang cùng Bắc Kinh triển khai công tác điều phối và hỗ trợ kỹ thuật lẫn nhau trong các sứ mệnh thám hiểm không gian, trong đó có dự án "Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế".

Hơn 60 năm kể khi con người chinh phục không gian, ngành hàng không vũ trụ của Nga và thế giới đã liên tục phát triển, nhưng những căng thẳng gia tăng trên Trái đất hiện nay lại đang đe dọa đến tiềm năng hợp tác quốc tế và làm thay đổi những chuyến du hành vũ trụ.

Nga sẽ không đóng cửa đại sứ quán của các nước phương Tây Nga sẽ không đóng cửa đại sứ quán của các nước phương Tây Nga tìm kiếm hợp tác tránh lệnh trừng phạt của phương Tây Nga tìm kiếm hợp tác tránh lệnh trừng phạt của phương Tây Chiến sự giằng co giữa Nga và Ukraine, phương Tây không muốn lún sâu vào xung đột quân sự Chiến sự giằng co giữa Nga và Ukraine, phương Tây không muốn lún sâu vào xung đột quân sự

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước