Giữa cái lạnh -40 độ, các nhà khoa học vẫn đang thực hiện các nghiên cứu tại Đảo Disko, Greenland.
Ngày 13 tháng 12 năm 2019, COP25 - Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (BĐKH) lần thứ 25 tại Madrid, Tây Ban Nha đã bước vào ngày cuối cùng trong chuỗi sự kiện thảo luận về các bước quan trọng tiếp theo trong tiến trình đối phó với BĐKH. Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là cần khẩn trương hoàn tất bộ quy tắc triển khai Hiệp định Paris năm 2015 về BĐKH được ký kết năm 2015. Theo báo cáo Brown to Green (2019), các nước từng tham dự COP21 (2015) đều theo sát các cam kết được đặt ra trong Hội nghị COP24. Kỳ họp năm nay cũng là dịp để các nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới cùng nhìn nhận lại tính cấp thiết về một cam kết toàn cầu trong việc ứng phó với BĐKH.
Trong các kế hoạch hành động đề xuất, đa dạng sinh học, hiệu ứng nhà kính và bảo tồn môi trường biển là các vấn đề được chú ý hơn hết. Tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy sớm hơn dự kiến đến 70 năm, giải phóng một lượng lớn khí CO2 và methane (CH4). Đặc biệt, chiến dịch "The Ariston Comfort Challenge" của Ariston cũng ghi dấu ấn tích cực khi dự án này đã và đang hỗ trợ đội ngũ nhà khoa học tại Greenland thực hiện các nghiên cứu về hệ sinh thái Bắc Cực trong mùa đông, cũng như tác động của BĐKH đối với các dải băng, sông băng và các loài sinh vật sống tại đây.
Để nghiên cứu về tác động của BĐKH, các nhà khoa học hiện đang phải làm việc liên tục dưới mùa đông khắc nghiệt của Greenland. Một số thực nghiệm cần đến 8 ngày làm việc liên tục để có thể thu thập mẫu vật trong điều kiện nhiệt độ -40 độ C và ban ngày không còn ánh nắng mặt trời.
Nhằm giúp các nhà khoa học đến từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) thực hiện các công tác nghiên cứu trong môi trường khắc nghiệt của Greenland, The Ariston Comfort Challenge đã thiết lập một nơi trú ẩn an toàn dưới dạng nhà mô-đun (the Comfort Zone), đồng thời đem lại sự thoải mái và ấm áp cho đoàn nghiên cứu với thiết bị gia nhiệt có chất lượng vượt trội đến từ Ariston.
Với sự hỗ trợ của the Ariston, đội ngũ các nhà khoa học đã hoàn tất hơn 22 nghiên cứu chỉ trong 1 năm đầu tiên sau khi dự án The Ariston Comfort Challenge được hình thành.
"Trước đây, việc nghiên cứu tại Greenland trong mùa đông dường như là điều không thể, nhưng với dự án The Ariston Comfort Challenge, giờ đây chúng ta đã có thể tiếp cận nhiều khám phá quan trọng về hệ sinh thái vào mùa đông tại Bắc Cực," – Martin Nielsen (trưởng nhóm nghiên cứu của Arctic Station và Birgitte Danielsen, nghiên cứu viên thuộc Đại học Copenhagen)
Nhờ vào The Comfort Zone, các nhà khoa học đã có thể an tâm thực hiện các nghiên cứu trong mùa đông.
Ông Emanuele Stano, Tổng Giám đốc Ariston Thermo Vietnam chia sẻ. "Dự án này cũng cho thấy sự cấp thiết của nỗ lực bảo tồn môi trường sống và hướng đến những mục tiêu phát triển bền vững hơn. Đó cũng là giá trị cốt lõi mà Ariston luôn hướng đến, thể hiện ở những nỗ lực phát triển bền vững, giảm thiểu khí thải của chúng tôi."
Chúng ta không có một Trái đất thứ hai - do đó mọi nỗ lực, dù là nhỏ nhất, đều có ý nghĩa to lớn. Tiết kiệm năng lượng thực ra rất đơn giản, thể hiện qua những hành động rất nhỏ, như việc tắt thiết bị điện khi không sử dụng, đạp xe đi làm thay vì đi bằng xe máy, hay sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.