Doanh nghiệp Mỹ từ nhỏ đến lớn đều chao đảo trong “cơn bão kép”

Diệu Linh-Thứ tư, ngày 03/06/2020 06:55 GMT+7

VTV.vn - Mở cửa trở lại chưa lâu sau đại dịch COVID-19 nhưng niềm hy vọng kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp Mỹ từ lớn đến nhỏ đều bị nhấn chìm trong biển lửa bạo loạn.

Mới 2 ngày kể từ khi Lilliannia Ayers mở cửa tiệm trang sức Queen Hippie Gypsy của cô sau hàng tháng trời đóng cửa, cửa kính đã bị đập vỡ vụn, quầy hàng bị sơn xịt nham nhở vào ngày thứ 6 tuần trước.

Ngày hôm sau, cô và những chủ cửa hàng kế bên đều thức trắng đêm để canh chừng cửa hiệu với hy vọng "làn sóng phẫn nộ" đang càn quét khắp nước Mỹ sẽ không phá huỷ cơ đồ kinh doanh của mình.

"Chúng tôi đang mất doanh thu từng ngày. Vừa trải qua khó khăn do lệnh đóng cửa vì dịch bệnh, giờ thì càng mất mát nhiều hơn nữa".

Doanh nghiệp Mỹ từ nhỏ đến lớn đều chao đảo trong “cơn bão kép” - Ảnh 1.

Karen Williams quét kính vỡ từ cửa sổ cửa hàng đồ lưu niệm Louisville ngày 30/5/2020. Ảnh: AP

Những cảnh tượng tàn phá tương tự tạo nên cơn hỗn loạn khắp nước Mỹ vì các cuộc biểu tình phản đối sau cái chết của một người da màu gây ra bởi một cảnh sát ở Minneapolis. Điều này đã đẩy cả ngành công nghiệp bán lẻ và các nhà hàng, vốn đã "thoi thóp" vì đại dịch, giờ lại thành trung tâm của sự tàn phá, cướp bóc.

Những cửa hiệu bán lẻ và các ngành kinh doanh khác trong các thành phố khắp nước Mỹ, bao gồm Bay Area, the District of Columbia, New York, Atlanta, Philadelphia và Minneapolis đều chứng kiến cảnh tượng cửa kính vỡ vụn, bị trộm cắp và bạo lực suốt những ngày qua.

Chỉ sau một đêm, những cơ ngơi gây dựng bao nhiêu năm bỗng chốc tan tành, mất mát hàng triệu USD. Những lời kêu gào "Xin đừng đập phá nữa, chúng tôi không có bảo hiểm..." của những chủ hàng nhỏ lẻ đều lọt thỏm giữa cơn bạo loạn. Những cửa hiệu lớn có thể sẽ dựa vào số tiền bảo hiểm để tu sửa lại nhưng còn những cửa tiệm nhỏ, vốn đã mất doanh thu hoặc cõng nợ vì COVID-19, nay sẽ phải xoay tiền ở đâu để sửa chữa nếu không có bảo hiểm?

Doanh nghiệp Mỹ từ nhỏ đến lớn đều chao đảo trong “cơn bão kép” - Ảnh 2.

Hầu hết các cửa hiệu đều bị vỡ kính và sơn xịt lên tường. Ảnh: AP

Tuy nhiên, kể các có bảo hiểm, thiệt hại nặng nề mà làn sóng bạo loạn gây ra cũng khiến nhiều công ty lớn buộc phải ngừng kinh doanh.

Chuỗi bán lẻ lớn của Mỹ, Walmart đã không tránh khỏi việc đóng cửa hàng trăm cửa hàng vào ngày Chủ nhật. Target cũng đóng cửa 175 cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Ông lớn thương mại điện tử Amazon cho biết sẽ điều chỉnh một số tuyến đường và giảm số đơn giao hàng ở một số thành phố. Thị trưởng của Philadelphia đã ra lệnh yêu cầu tất cả nhà bán lẻ đóng cửa vào ngày Chủ nhật.

Doanh nghiệp Mỹ từ nhỏ đến lớn đều chao đảo trong “cơn bão kép” - Ảnh 3.

Người dân dùng cả xe đẩy để lấy đồ từ Target. Ảnh:WGLT

Đợt đóng cửa lần này diễn ra sau khi nhiều nhà bán lẻ Mỹ mà các nhà hàng đã phải cắt giảm kinh doanh hoặc đóng cửa hoàn toàn hồi tháng 3 vì lệnh giãn cách xã hội để bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh COVID-19.

Những tuần đóng cửa ấy đã đẩy nhiều công ty vào bờ vực phá sản, như J.C Penney và Neiman Marcus, những tên tuổi lớn và lâu đời một thời. Thêm vào đó, không ít những hộ kinh doanh nhỏ hơn cũng không thể sống sót qua đợt đóng cửa kéo dài.

"Nếu bạo loạn diễn ra trong hoàn cảnh bình thường, các doanh nghiệp có thể sẽ nỗ lực hết mình để chống chọi. Tuy nhiên, sau khi đại dịch tàn phá, họ cũng chẳng còn sức mà gồng mình nữa" - Neil Saunders, một nhà phân tích bán lẻ tại GlobalData Retail cho biết.

Doanh nghiệp Mỹ từ nhỏ đến lớn đều chao đảo trong “cơn bão kép” - Ảnh 4.

Cửa hàng Nike bị người biểu tình đột nhập và lấy cắp hết đồ. Ảnh: LA Times

Hàng loạt những thương hiệu lớn cũng bị "dọn sạch cửa hàng" giữa làn sóng biểu tình. Tại trung tâm thương mại Grove (thành phố Los Angeles), bất chấp sự cầu xin của hai người bảo vệ bên ngoài toà nhà, đám đông biểu tình vẫn xông vào lấy đồ. Chỉ sau 20 phút, nhiều người tràn ra đường, tay cầm theo các hộp lớn nhỏ của Apple.

Thậm chí một người đàn ông và một người phụ nữ còn mang theo một chiếc vali để đựng đồ mỹ phẩm tại một cửa hàng Sephora. Một cửa hàng thời trang xa xỉ Louis Vuitton tại Portland (bang Oregon) phải chịu thiệt hại số túi bị mất là 85.000 USD. Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các cửa hàng của nhiều thương hiệu lớn như Gucci, Nike, Adidas hay Apple đều đã bị đột nhập và cướp sạch.

Sau dịch bệnh, doanh nghiệp Mỹ đã cố gượng dậy để chuẩn bị cho một cuộc sống "bình thường mới". Tuy nhiên, chưa kịp ngóc đầu dậy thì quốc gia này lại bị làn sóng bạo loạn vùi dập. Với cuộc khủng hoảng kép này, có lẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa để những doanh nghiệp có thể thực sự phục hồi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước