Đức: Tranh luận về lệnh cấm đeo mạng che mặt

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 20/08/2016 08:15 GMT+7

VTV.vn - Các cuộc tranh luận về lệnh cấm đeo mạng che mặt cũng đang làm chia rẽ các thành viên trong liên minh cầm quyền của bà Angela Merken.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere hôm 19/8 cho biết, một số nghị sĩ trong liên đảng cầm quyền Đức nhất trí rằng, nên cấm phụ nữ Hồi giáo đeo mạng che mặt tại một số địa điểm công cộng như khu vực lễ tân, văn phòng hành chính, trường học, trường đại học, tòa án và khi đang lái xe.

Phụ nữ Hồi giáo, Ảnh AFP
Phụ nữ Hồi giáo, Ảnh AFP

Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi hơn 1 triệu người người tị nạn Hồi giáo từ Syria, Afghanistan và Iraq đến với Đức vào năm ngoái. Hàng loạt các vụ tấn công gần đây liên quan đến người tị nạn cũng khiến dư luận Đức lo ngại. Theo ông Thomas de Maiziere, lệnh cấm khăn che mặt này được đưa ra tại cuộc họp của một số quan chức trong liên đảng cầm quyền, đệ trình tuyên bố về việc thắt chặt các biện pháp an ninh, bao gồm huy động thêm cảnh sát và tăng cường giám sát tại những nơi công cộng.

Trong số các đề xuất gây tranh cãi, đó là lời kêu gọi cấm mặc áo burqa- một loại áo trùm kín từ đầu tới chân, vì cho rằng trang phục này không hòa nhập, ảnh hưởng đến vị thế của người phụ nữ và có thể là mối đe dọa an ninh.

Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere cho biết: “Chúng tôi phản đối đeo mạng che mặt, không chỉ trang phục Bur-ga mà còn các trang phục khác che kín cả khuôn mặt chỉ để lộ đôi mắt. Đây là lập trường chung của chúng tôi. Việc che kín khuôn mặt không phù hợp với xã hội mở của chúng ta. Để lộ khuôn mặt của một người rất quan trọng đối với sự đoàn kết và hợp tác. Do đó chúng tôi kêu gọi mọi người hãy để lộ khuôn mặt của mình”.

Đề xuất này cần phải được chính phủ thông qua trước khi thành luật. Tuy nhiên các cuộc tranh luận về lệnh cấm đeo mạng che mặt cũng đang làm chia rẽ các thành viên trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merken.

Đức có gần 4 triệu người Hồi giáo, chiếm khoảng 5% dân số. Hiện chưa có con số chính thức về số phụ nữ mặc trang phục Bur-ga tại Đức. Tuy nhiên, thông tin của Văn phòng di trú và Tị nạn liên bang Đức trong năm 2009 cho thấy có hơn 2/3 phụ nữ Hồi giáo tại Đức thậm chí còn không đeo khăn trùm đầu.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước