EU củng cố quan hệ với Ấn Độ

Quỳnh Chi (T/h)-Thứ hai, ngày 25/04/2022 13:22 GMT+7

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Ấn Độ với khoảng 62,8 tỷ euro (67,8 tỷ USD) giá trị thương mại hàng hóa. (Ảnh: SHISU)

VTV.vn - Ngày 24/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von de Leyen đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ kéo dài hai ngày nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai bên.

Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của bà Ursula von de Leyen trên cương vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu.

Dự kiến trong ngày 25/4, bà von de Leyen sẽ có cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, trong đó tập trung thảo luận nhiều nội dung hợp tác quan trọng như an ninh, quốc phòng và hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng và kỹ thuật số.

Một trọng tâm quan trọng của chuyến thăm là khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại với Ấn Độ trong nỗ lực tìm một giải pháp thay thế khả thi để đa dạng hóa thị trường, giảm bớt quan hệ kinh tế với Nga.

Ngoài các lĩnh vực về thương mại, EU sẽ theo đuổi thành lập một hội đồng công nghệ với Ấn Độ có thể bao gồm các cuộc thảo luận về quy định bảo vệ dữ liệu chung, phương tiện truyền thông xã hội và các nỗ lực số hóa rộng rãi hơn.

EU củng cố quan hệ với Ấn Độ - Ảnh 1.

Bà Ursula von de Leyen và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Ảnh: The Economic Times)

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Ấn Độ với khoảng 62,8 tỷ Euro, đồng thời là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Ấn Độ, chiếm 16% tổng vốn đầu tư. Hiện có 4.500 công ty của EU đang hoạt động tại Ấn Độ, góp phần tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm trực tiếp và 5 triệu việc làm gián tiếp tại nước này.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine gây ra nhiều tác động trên toàn thế giới. Về mặt địa chính trị, xung đột Nga - Ukraine đã bộc lộ sự đứt gãy giữa các đồng minh (như Ấn Độ với các nước còn lại trong Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là nhóm Bộ Tứ); cho thấy sự vô tình xích lại gần nhau của các đối thủ, cụ thể là Ấn Độ và Trung Quốc mặc dù thông qua sự im lặng chiến lược; làm giảm uy tín của Mỹ và NATO trong việc ngăn chặn một cuộc xung đột hoặc giảm leo thang căng thẳng. Cuộc khủng hoảng đó cũng thúc đẩy sự thống nhất chưa từng có ở châu Âu.

Để giảm thiểu những tác động lan rộng và lâu dài của cuộc khủng hoảng Ukraine, EU sẽ tìm cách tăng cường sự tham gia chiến lược của mình với các đối tác trong khu vực, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Châu Âu tìm giải pháp năng lượng ở châu Phi Châu Âu tìm giải pháp năng lượng ở châu Phi

VTV.vn - Các quốc gia châu Âu đang tìm đến châu Phi để giải quyết nhu cầu về năng lượng trong bối cảnh EU muốn giảm phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ Nga.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước