Khoảng 83% nguồn tài trợ sẽ hỗ trợ các dự án phù hợp với mục tiêu khí hậu của EU, tập trung vào việc cải thiện và hiện đại hóa đường sắt, đường thủy nội địa và đường biển trong mạng lưới giao thông xuyên châu Âu (RTE-T).
Cụ thể, các dự án đường sắt sẽ nhận được 80% tổng số tiền 7 tỷ Euro. Một số dự án đáng chú ý bao gồm các liên kết đường sắt xuyên biên giới tại các quốc gia thành viên Baltic (Rail Baltica), giữa Pháp và Italy (Lyon-Turin) và hầm chui Fehmarnbelt nối Đan Mạch và Đức.
Ngoài ra, khoảng 20 cảng biển tại nhiều quốc gia sẽ được hỗ trợ để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp điện cho tàu tại bến và vận chuyển năng lượng tái tạo.
Trong số các dự án được chọn, nhiều dự án sẽ giúp tăng cường khả năng kết nối giữa EU và Ukraine - được thiết lập để hỗ trợ nhập khẩu và xuất khẩu giữa Ukraine và EU. Các dự án này bao gồm việc cải thiện hạ tầng đường bộ, các trạm kiểm soát biên giới đường sắt và tích hợp hệ thống đường sắt của Ukraine.
Ngày 18/7 cũng đánh dấu ngày quy định mạng lưới giao thông xuyên châu Âu được sửa đổi có hiệu lực, đóng góp mạnh mẽ vào việc thúc đẩy các phương thức vận chuyển bền vững hơn, tiến bộ số hóa và cải thiện tính đa phương tiện giữa các phương thức giao thông khác nhau.
Việc đầu tư này không chỉ là bước tiến lớn đối với cơ sở hạ tầng giao thông của EU mà còn là cam kết mạnh mẽ của châu Âu đối với sự phát triển bền vững và kết nối hiệu quả giữa các quốc gia thành viên, đồng thời góp phần vào mục tiêu của EU về việc giảm phát thải khí nhà kính.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!