EU ra quy định liên quan đến luật chống phá rừng

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 13/06/2023 06:00 GMT+7

Chặt phá rừng bất hợp pháp đang gây suy thoái rừng nghiêm trọng. (Ảnh: Huffpost)

VTV.vn - 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua đạo luật cấm nhập khẩu vào EU các sản phẩm có liên quan hoạt động phá rừng.

Đây có thể nói là quyết định mang tính lịch sử, là động thái nhằm chống lại nạn phá rừng bất hợp pháp lấy gỗ. Đồng thời ngăn ngừa cả việc phá rừng để có thêm đất trồng trọt hay chăn nuôi. Quyết định này cũng thể hiện bước đi mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh của châu Âu.

Các quy tắc mới này nhằm loại bỏ những yếu tố liên quan nạn phá rừng khỏi chuỗi cung ứng một loạt mặt hàng tiêu dùng hàng ngày bán ở châu Âu. EU là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nêu trên lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Ông Christophe Hansen - Thành viên Nghị viện châu Âu cho rằng: "Đây là một luật mang tính đột phá và là công cụ rất quan trọng để chống lại nạn phá rừng toàn cầu vì Liên minh châu Âu liên quan đến khoảng 10% diện tích đất rừng bị chặt phá trên khắp hành tinh. Không phải chúng ta phá rừng ở châu Âu mà thông qua việc tiêu dùng, chúng ta đang nhập khẩu nhiều loại hàng hóa như dầu cọ, ca cao, đậu nành, gia súc và những sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng đang diễn ra. Chúng tôi hy vọng rằng các nền kinh tế và quốc gia khác trên thế giới sẽ đi theo con đường của chúng tôi, có những luật tương tự".

EU cho rằng nếu không có quy định mới, mỗi năm sẽ có 248 nghìn ha rừng bị phá hủy, tương đương với diện tích của Luxembourg. Các khu rừng trên khắp thế giới đang ngày càng bị đe dọa do tình trạng chặt phá rừng để lấy gỗ và làm nông nghiệp.

Châu Âu thông qua luật chống phá rừng Châu Âu thông qua luật chống phá rừng

VTV.vn - Ngày 19/4, Nghị viện châu Âu đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước