Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Climate Change vào ngày 24/9 (theo giờ địa phương) chỉ ra rằng, việc biến đổi khí hậu không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống con người mà còn gây nguy hiểm tới thiên nhiên.
Thực tế, màu xanh tươi mát của thảm thực vật phía Đông Nam Cực đã biến mất. Các nhà khoa học cho biết, đây là sự thay đổi tự nhiên của thảm thực vật nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu hiện nay.
Giáo sư Robinson thuộc Đại học Wollongong, Australia cho biết: "Trong quá trình quan sát sự thay đổi của rêu phong từ năm 2000 đến nay, chúng tôi nhận thấy màu xanh của rêu đã chuyển sang màu đỏ vào năm 2008. Điều này đã chứng minh sự nghiêm trọng của vấn đề biến đổi khí hậu. Rất nhiều rêu phong hiện đã chuyển sang màu xám, điều này có nghĩa thảm thực vật tại đây đang chết dần".
Hàng loạt rêu phong tại phía Đông Nam Cực đang đổi màu.
Trong khi Tây Nam Cực và bán đảo Nam Cực là một trong những nơi nóng nhất hành tinh thì Đông Nam Cực vẫn chưa chịu ảnh hưởng nào rõ rệt từ việc biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc rêu phong cổ biến mất tại đây đã đặt ra một câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học, nhất là khi đây là loại thực vật duy nhất có thể sống sót tại phía Đông Nam Cực.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy Nam Cực đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon.