Hơn 10% dân số Thái Lan sống chung với bệnh tiểu đường

Quỳnh Chi (Theo Bangkok Hospital)-Thứ bảy, ngày 16/11/2024 20:26 GMT+7

(Ảnh: UHHC)

VTV.vn - Số ca bệnh tiểu đường đang gia tăng ở Thái Lan, với gần 10% người dân từ 15 tuổi trở lên tại nước này mắc bệnh, tương đương gần 5 triệu người.

Bệnh tiểu đường rất khó sống chung vì phải ăn kiêng, uống thuốc và khám bệnh định kỳ để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Lượng đường trong máu nếu quá cao hoặc quá thấp đều gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và chi phí điều trị rất tốn kém.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là những bất thường trong người khiến cơ thể không sử dụng đường làm nguồn năng lượng như bình thường, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên, nguy cơ chính của bệnh nhân là các biến chứng từ tiểu đường như bệnh tim mạch, bệnh thận và bệnh hệ thần kinh, cũng như tăng huyết áp, bao gồm bệnh mạch máu ngoại biên, có thể dẫn đến suy giảm thể chất hoặc tử vong. Có hai phương pháp điều trị bệnh tiểu đường gồm điều chỉnh lượng đường trong máu để tránh, giảm các vấn đề và loại không điều chỉnh.

Bộ trưởng Y tế Thái Lan cho biết các chuyên gia ước tính rằng hơn 90% bệnh nhân tiểu đường ở nước này là tiểu đường tuýp 2 và khoảng 40% trong số này không biết mình mắc bệnh. Bệnh nhân tiểu đường và những người có nguy cơ nên chăm sóc sức khỏe thể chất của mình bằng cách ăn uống lành mạnh, tránh thức ăn mặn và nhiều dầu mỡ, cũng như thuốc lá và rượu, tham gia hoạt động thể ít nhất 30 phút/ngày hoặc 150 phút/tuần.

Hơn 10% dân số Thái Lan sống chung với bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

(Ảnh: Endocrine Society)

- Duy trì mức cholesterol không quá 100 mg/decilit.

- Huyết áp không được cao hơn 130/80 mmHg.

- Duy trì mức đường huyết từ 80 - 130 mg/decilit.

- Kiểm soát HbA1C (Hemoglobin A1C) 6,5 - 7,5%

Khi bệnh nhân tiểu đường không thể kiểm soát lượng đường trong máu, có nguy cơ mất nước do đi tiểu thường xuyên, do đó uống nước giúp cân bằng cơ thể

- Giảm căng thẳng và lo lắng vì chúng làm tăng lượng đường trong máu.

- Quản lý thực phẩm nạp vào cơ thể, hạn chế lượng đồ ngọt và lúa mì, trong khi tăng lượng rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein, thịt nạc. Tránh các bữa ăn có chất béo chuyển hóa và axit béo không bão hòa như bơ thực vật, kem không phải từ sữa, sữa đặc có đường, cũng như các chất lỏng như trà hoặc cà phê, tránh hút thuốc và uống rượu.

- Duy trì cân nặng để giảm lượng chất béo trung tính, cholesterol và lượng đường trong máu.

- Kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu, huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol đều phải được thực hiện thường xuyên.

- Điều quan trọng là phải cung cấp phương pháp điều trị tiểu đường phù hợp cho bệnh nhân.

Dự báo hơn 1,3 tỷ người sẽ mắc bệnh tiểu đường vào năm 2050 Dự báo hơn 1,3 tỷ người sẽ mắc bệnh tiểu đường vào năm 2050 Ngủ trong điều kiện ô nhiễm ánh sáng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường Ngủ trong điều kiện ô nhiễm ánh sáng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường Thói quen xấu của người hay thức đêm có thể dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2 Thói quen xấu của người hay thức đêm có thể dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước