Hóa thạch cá voi Basilosaurus 36 triệu năm tuổi được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Lima, Peru. (Ảnh: Reuters)
Loài này từng sống trong một đại dương thời tiền sử bao phủ một phần của Peru ngày nay.
Hộp sọ khoảng 36 triệu năm tuổi được bảo quản tốt với hàng răng dài nhọn, được khai quật nguyên vẹn vào năm 2021 từ những tảng xương khô hóa thạch ở sa mạc Ocucaje, phía Nam Peru.
Các nhà khoa học cho rằng, loài động vật có vú cổ đại này là loài Basilosaurus, một phần của họ giáp xác sống dưới nước, có hậu duệ hiện đại bao gồm cá voi, cá heo và họ cá heo chuột.
Basilosaurus có nghĩa là "thằn lằn vua". Và mặc dù con vật không phải là một loài bò sát nhưng cơ thể dài của nó có thể đã di chuyển như một con rắn khổng lồ.
Kẻ săn mồi hàng đầu một thời này có thể đo được chiều dài khoảng 12 mét, tương đương với chiều cao của một tòa nhà 4 tầng.
Hộp sọ có khả năng chìm xuống đáy biển sau khi động vật có vú này chết, nơi nó bị vùi lấp và bảo quản. (Ảnh: Reuters)
Rodolfo Salas, Trưởng nhóm Khoa cổ sinh vật học tại Đại học Quốc gia San Marcos của Peru, nói với các phóng viên: "Đó là một con quái vật biển".
Tiến sĩ Salas cho biết, hộp sọ có thể thuộc về một loài Basilosaurus mới: "Khi nó tìm kiếm thức ăn cho mình, chắc chắn con vật đã gây ra rất nhiều thiệt hại", ông nói.
Các nhà khoa học tin rằng, loài động vật giáp xác đầu tiên đã tiến hóa từ động vật có vú sống trên cạn khoảng 55 triệu năm trước, khoảng 10 triệu năm sau khi một tiểu hành tinh tấn công khu vực ngày nay là bán đảo Yucatán của Mexico, xóa sổ hầu hết sự sống trên Trái đất, bao gồm cả khủng long.
Tiến sĩ Salas giải thích rằng, khi Basilosaurus cổ đại chết, hộp sọ của nó có khả năng bị chìm xuống đáy biển, nơi nó nhanh chóng bị vùi lấp và bảo quản.
Ông nói: "Vào thời đại này, các điều kiện hóa thạch rất tốt ở Ocucaje".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!