Indonesia đặt mục tiêu gia nhập OECD trong 2 - 3 năm tới

Quỳnh Chi (Theo US News)-Thứ sáu, ngày 01/03/2024 06:07 GMT+7

Trong số 38 thành viên của OECD, chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc là ở châu Á. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Indonesia đặt mục tiêu hoàn tất việc gia nhập để trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris, Pháp trong vòng 2 - 3 năm tới.

Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - hy vọng sẽ thu hút được nhiều thỏa thuận đầu tư và thương mại hơn khi trở thành thành viên OECD.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi OECD, tổ chức có 38 quốc gia thành viên, vào tuần trước đã quyết định mở cuộc thảo luận về việc gia nhập của Indonesia sau khi nước này nộp đơn xin gia nhập OECD vào tháng 7/2023.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết nước này rất lạc quan về việc được chấp nhận là thành viên của OECD. Ông Airlangga Hartarto thông tin Indonesia đã tuân thủ các tiêu chuẩn của tổ chức, bao gồm cả một nền kinh tế công bằng và chống tham nhũng.

"Các nguyên tắc khác nhau tương đối giống nhau, vì vậy về cơ bản chúng tôi đã tuân thủ các tiêu chuẩn (OECD) theo yêu cầu" - ông nói trong cuộc họp báo sau khi tổ chức sự kiện ăn tối hôm 28/2 với các đại sứ của 33 quốc gia thành viên OECD - "Chúng tôi hy vọng quá trình trở thành thành viên OECD có thể hoàn thành trong vòng 2 đến 3 năm tới".

Theo OECD, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đăng ký làm thành viên của tổ chức này.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Indonesia xác nhận hiện sẽ hợp tác với OECD để hoàn thành tài liệu lộ trình, trong đó nêu rõ các điều khoản, điều kiện và quy trình gia nhập và nhằm mục đích trình bày tài liệu này tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng của OECD vào tháng 5.

Quá trình gia nhập của Indonesia sẽ trải qua một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt, bao gồm các vấn đề thương mại, chống tham nhũng và biến đổi khí hậu, để đảm bảo nước này đáp ứng các tiêu chuẩn của OECD.

OECD cho biết không có thời hạn hoàn thành quá trình gia nhập vì kết quả phụ thuộc vào khả năng của quốc gia trong việc đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn và thông lệ của OECD.

OECD dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 có thể chậm lại OECD dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 có thể chậm lại OECD: Cần ưu tiên vấn đề đạo đức khi tuyển dụng các vị trí việc làm liên quan AI OECD: Cần ưu tiên vấn đề đạo đức khi tuyển dụng các vị trí việc làm liên quan AI Thúc đẩy hợp tác đầu tư OECD - Đông Nam Á Thúc đẩy hợp tác đầu tư OECD - Đông Nam Á

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước