Quyết định trên được đưa ra sau khi Chính phủ Israel phê chuẩn đề nghị của Bộ Nông nghiệp nước này về việc tăng hạn ngạch lao động nước ngoài thêm 10.000 người. Mục đích là nhằm đáp ứng tình trạng khan hiếm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Israel do ảnh hưởng của xung đột.
Kể từ khi xung đột nổ ra, nhân lực địa phương bị huy động vào quân ngũ, hầu hết lao động nước ngoài đã trở về nước.
Được biết người Thái Lan là cộng đồng người nước ngoài đông nhất làm việc tại Israel, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp - lĩnh vực “chiến lược” của Israel. Tuy nhiên, từ khi bùng phát xung đột Israel - Hamas vào ngày 7/10, hàng nghìn người Thái Lan đã phải hồi hương, khiến nông nghiệp Israel gặp không ít khó khăn.
Tuyển dụng các lao động nhập cư, đặc biệt từ Thái Lan, là một "quyết định mang tính chiến lược mà Nhà nước Israel thực hiện để thay thế các lao động người Palestine bằng các lao động nhập cư, và như vậy họ sẽ không bị phụ thuộc vào người Palestine".
Chính quyền Israel cho biết tính đến tháng 7/2023, có khoảng 119.000 lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại nước này. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, có 22.862 lao động và chủ yếu là người Thái Lan, cộng thêm vài nghìn lao động "thực tập sinh" từ châu Á và châu Phi, thuộc chương trình vừa học vừa làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo Bộ Nội vụ Israel, gần Dải Gaza có khoảng 6.000 lao động người Thái làm việc trong các trang trại.
Kể từ khi bùng phát xung đột Israel - Hamas, hàng nghìn người Thái Lan đã phải hồi hương, khiến nông nghiệp Israel gặp không ít khó khăn. Bộ Nông nghiệp Israel cho biết khoảng 30.000 - 40.000 công nhân hiện vắng mặt tại các trang trại của nước này. Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ hồi hương những công dân muốn về nước. Kể từ khi xung đột nổ ra, ước tính 10.000 lao động Thái Lan đã hồi hương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!