Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần hơn 17.600 máy bay mới vào năm 2040

PV-Thứ tư, ngày 16/02/2022 15:04 GMT+7

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần hơn 17.600 máy bay mới vào năm 2040. (Ảnh: Airbus)

VTV.vn - Theo dự báo của Airbus trong 20 năm tới, với mức tăng trưởng cao, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 17.620 máy bay chở khách và chở hàng mới.

Trong 20 năm tới, lưu lượng hành khách ước tính tăng trưởng ở mức 5,3% mỗi năm và việc tăng tốc ngừng sử dụng các máy bay cũ ít tiết kiệm nhiên liệu hơn sẽ thúc đẩy khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 17.620 máy bay chở khách và chở hàng mới. Gần 30% trong số các máy bay này sẽ thay thế các máy bay cũ ít tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Thuộc khu vực chiếm 55% dân số thế giới, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam và Indonesia sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở châu Á - Thái Bình Dương. GDP của khu vực dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 3,6% mỗi năm so với mức trung bình 2,5% của thế giới và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Tầng lớp trung lưu, những người thích đi du lịch nhất, sẽ tăng từ 1,1 tỷ lên 3,2 tỷ người và xu hướng đi du lịch của mọi người ước tính sẽ tăng gần gấp ba lần vào năm 2040.

Trong số 17.620 máy bay, 13.660 sẽ là máy bay cỡ nhỏ như dòng A220 và A320. Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu máy bay tầm trung và tầm xa, chiếm khoảng 42% nhu cầu máy bay trên toàn cầu với 2.470 máy bay có kích cỡ trung bình và 1.490 máy bay cỡ lớn.

Lưu lượng hàng hóa ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 3,6% mỗi năm, cao hơn mức trung bình 3,1% toàn cầu và dẫn đến vận tải hàng không trong khu vực sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Trên toàn cầu, nhu cầu vận chuyển hàng hóa được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của thương mại điện tử ở mức 4,7%. Nhìn chung, trong 20 năm tới, thế giới sẽ cần khoảng 2.440 máy bay chở hàng mới, trong đó có 880 chiếc sẽ được lắp ráp mới.

Trong 20 năm tới, thế giới sẽ cần khoảng 39.000 máy bay chở khách và chở hàng mới, trong đó có 15.250 chiếc thay thế máy bay cũ. Vào năm 2040, phần lớn máy bay thương mại được khai thác sẽ thuộc thế hệ mới nhất, tăng 13% so với hiện nay, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất phát thải CO2 của các đội tàu bay thương mại trên thế giới.

Ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đã đạt được mức tăng hiệu suất rất lớn, thể hiện qua sự sụt giảm 53% lượng khí thải CO2 toàn cầu của ngành hàng không kể từ năm 1990. Dòng sản phẩm của Airbus hỗ trợ mức cải thiện hiệu suất phát thải CO2 ít nhất 20% so với máy bay thế hệ trước. Với những đổi mới liên tục, không ngừng phát triển sản phẩm, cải thiện hiệu quả khai thác cũng như đưa ra các tùy chọn của máy bay dựa trên nhu cầu của thị trường, Airbus đang hỗ trợ mục tiêu của ngành vận tải hàng không là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước