Khu vực Mỹ Latin đối mặt với nạn đói trầm trọng nhất trong 15 năm qua

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ năm, ngày 02/12/2021 20:02 GMT+7

Người dân xếp hàng chờ nhận đồ ăn miễn phí ở Buenos Aires, Argentina ngày 30/11/2021. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo cho biết, tỷ lệ nghèo đói tại các quốc gia Mỹ Latin đã lên đến 9,1%, mức cao nhất trong 15 năm trở lại đây.

Theo báo cáo, trong giai đoạn từ năm 2019 - 2020, số người không được tiếp cận đủ lương thực tại khu vực Mỹ Latin đã tăng từ 13,8 triệu người lên 59,7 triệu người. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tình trạng mất an ninh lương thực ở cấp độ vừa hoặc nghiêm trọng đã đe dọa 267 triệu người dân Mỹ Latin trong thời điểm đại dịch COVID-19 lên tới đỉnh điểm, cao hơn khoảng 60 triệu người so với năm 2019.

Theo Liên Hợp Quốc, nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường việc làm, khiến nhiều người lâm vào cảnh đói nghèo. Trước đại dịch, tỷ lệ người thiếu ăn tại khu vực này là 7%. Báo cáo trên lưu ý rằng, đại dịch COVID-19 không phải là nguyên nhân duy nhất làm trầm trọng thêm nạn đói tại Mỹ Latin do tình trạng mất an ninh lương thực ở khu vực này đã gia tăng trong 6 năm liên tiếp.

Mỹ Latin đã trở thành khu vực có tốc độ mất an ninh lương thực cao nhất thế giới, trong đó các quốc gia gồm El Salvador, Guatemala và Honduras có tốc độ lớn nhất, tiếp theo là Ecuador và Mexico.

Đại diện khu vực của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO) Julio Berdegué khẳng định, khu vực Mỹ Latin và Caribe đang đối mặt với "tình huống nghiêm trọng" về an ninh lương thực, đồng thời cho biết, tỷ lệ thiếu đói ở khu vực này đã tăng gần 70% trong giai đoạn 2014 - 2020.

Khu vực Mỹ Latin đối mặt với nạn đói trầm trọng nhất trong 15 năm qua - Ảnh 1.

Từ năm 2019 - 2020, số người không được tiếp cận đủ lương thực tại khu vực Mỹ Latin đã tăng từ 13,8 triệu người lên 59,7 triệu người. (Ảnh: Bloomberg)

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) về Mỹ Latin và Caribe, William F. Maloney ngày 1/12 đánh giá, tăng trưởng kinh tế của khu vực này sẽ thấp hơn dự kiến và sẽ chỉ đạt mức 2,8% trong năm 2022 và 2,6% trong năm 2023.

Theo ông Maloney, đây là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới do đại dịch COVID-19, gây ra sự sụt giảm đáng kể về số việc làm. Mặc dù thị trường lao động trong khu vực đã bắt đầu tăng từ quý III/2020 nhưng hiện tại vẫn chưa thể phục hồi các giá trị như trước đại dịch, phần lớn là do tỷ lệ tiêm chủng thấp ở hầu hết các quốc gia trong khu vực.

Trong bối cảnh này, sự phục hồi của Mỹ Latin sẽ chậm lại và tăng trưởng sẽ thấp hơn so với các khu vực khác trên thế giới, mặc dù các yếu tố toàn cầu "đang thuận lợi".

Ông Maloney nhận định, thách thức lớn đối với Mỹ Latin trong những năm tới sẽ là tái thiết nền kinh tế trong bối cảnh các hạn chế tài khóa; đồng thời khuyến cáo chính phủ các quốc gia trong khu vực tăng cường đầu tư vào giáo dục đại học và cơ sở hạ tầng, cũng như đổi mới hệ thống năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Hàng chục triệu trẻ em Mỹ Latin sống trong nghèo đói Hàng chục triệu trẻ em Mỹ Latin sống trong nghèo đói

VTV.vn - Hơn 70 triệu trẻ em, tương đương 40% tổng số trẻ em ở các nước khu vực Mỹ Latin và Caribe đang phải sống trong tình trạng nghèo đói.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước