Lãnh đạo 44 quốc gia thảo luận thành lập Cộng đồng chính trị châu Âu

Thế Dũng (Phóng viên THVN tại châu Âu)-Thứ sáu, ngày 07/10/2022 06:30 GMT+7

VTV.vn - Lãnh đạo từ 44 quốc gia châu Âu đã tập trung thảo luận việc thiết lập Cộng đồng chính trị châu Âu theo đề xuất trước đó của Tổng thống Pháp.

Cách đây vài giờ, lãnh đạo của 44 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu gồm 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu - EU và 17 quốc gia và vùng lãnh thổ không thuộc EU, đã kết thúc buổi nhóm họp đầu tiên tại CH Séc. Mục đích là để thảo luận và xác định các phương thức, mức độ hợp tác chính trị và an ninh theo Cơ chế hợp tác Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC).

Các nhà lãnh đạo từ 44 quốc gia châu Âu đã tập trung thảo luận việc thiết lập Cộng đồng chính trị châu Âu theo đề xuất trước đó của Tổng thống Pháp với sự ủng hộ của Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Giới chức Liên minh châu Âu - EU kỳ vọng EPC sẽ lôi kéo các nước châu Âu chưa phải là thành viên EU tham gia các lệnh trừng phạt của EU với Nga. Bởi vậy, điều kiện để được kết nạp làm thành viên EPC là cùng tham gia các lệnh trừng phạt của EU với Nga.

Về trung hạn, EPC có thể ưu tiên hợp tác về chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng, đảm bảo an ninh năng lượng, chống biến đổi khí hậu và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, xã hội trên toàn châu Âu.

Lãnh đạo 44 quốc gia thảo luận thành lập Cộng đồng chính trị châu Âu - Ảnh 1.

Cơ chế ra quyết định của EPC dự kiến dựa trên kết quả đa số phiếu ủng hộ từ các thành viên. Các thành viên được quyền bỏ phiếu song không có quyền phủ quyết những chính sách và hành động của EPC. Về ngân sách hoạt động, EPC dự kiến kêu gọi các nước thành viên, đóng góp trong từng lĩnh vực hợp tác.

Với những thách thức địa chính trị và địa kinh tế mà châu Âu đang đối mặt, về lâu dài, Cộng đồng chính trị châu Âu được coi là cơ chế hợp tác mới, như một chất xúc tác, phù hợp với các nước châu Âu; tạo kênh tiếp cận với chính phủ các nước để thúc đẩy hợp tác và khắc phục sự khác biệt trong hoạch định chính sách tại từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn châu Âu. Cơ chế này được giới chuyên gia châu Âu đánh giá có thể hình thành một đối trọng lớn hơn với Nga tại châu Âu.

Khi Cơ chế hợp tác mới này được thông qua thì tại châu Âu, ngoài Liên minh châu Âu (EU), sẽ có một thể chế hợp tác mới có quy mô lớn hơn cấp độ EU. Giới truyền thông châu Âu còn nhận định, EPC giống như một Liên Hợp Quốc của riêng châu Âu.

Châu Âu tăng cường giám sát an ninh hạ tầng năng lượng Châu Âu tăng cường giám sát an ninh hạ tầng năng lượng

VTV.vn - Các quốc gia châu Âu tuyên bố sẽ tăng cường an ninh và giám sát xung quanh những địa điểm cơ sở hạ tầng năng lượng của họ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước