Lộ trình giảm sử dụng than để sản xuất điện

Hồng Quang (PV Đài THVN thường trú tại châu Âu)-Thứ hai, ngày 10/12/2018 10:52 GMT+7

VTV.vn - Những nước đang phát triển, có tỷ trọng nhiệt điện cao như Việt Nam, sẽ phải giảm dần sử dụng than, thay vào đó là các nguồn năng lượng sạch để phát điện.

Hội nghị thường niên của LHQ về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Ba Lan từ đầu tuần trước và sẽ kết thúc vào cuối tuần này. Một trong những chủ đề được thảo luận nhiều trong tuần qua là lộ trình giảm sử dụng than để sản xuất điện. Một số bài trên báo chí châu Âu đã bàn về tương lai u ám của công nghệ sản xuất điện bằng than.

Hội nghị thường niên của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm nay diễn ra tại một trong những nước có mức độ ô nhiễm không khí tệ nhất châu Âu.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 50 thành phố ô nhiễm nhất châu Âu, có tới 2/3 là thành phố của Ba Lan. Phần lớn ô nhiễm không khí là do khói bụi than. Theo một biểu đồ trên tờ Gazeta Wyborczara tại Ba Lan, có tới 86% lượng nhiệt của Ba Lan là từ đốt than, phần còn lại ít ỏi là từ dầu hỏa, khí đốt và khí sinh học.

Các nhà máy nhiệt điện thải ra môi trường xỉ than, tốn nước cho quy trình làm mát, gây ô nhiễm tro bụi than và dioxyde carbone - loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên. Tờ Ouest France viết rằng: "Ba Lan chỉ có 38 triệu dân nhưng chiếm tới 10% lượng phát thải dioxyde carbone của toàn bộ Liên minh châu Âu". Hậu quả trước mắt là sức khỏe người dân và chi phí y tế. Bài báo cho biết, Bộ trưởng Năng lượng Ba Lan đã đề xuất giảm tỷ trọng than, từ hơn 80% hiện nay xuống còn 40% vào năm 2030.

Xu hướng hiện nay trên thế giới là giảm dần, tiến tới đóng cửa các nhà máy nhiệt điện dùng than. Đó là khẳng định của tờ Gazeta Wyborcza trong bài "Không dùng than sẽ là tất yếu". Nếu như không xét gì tới chuyện ô nhiễm mà chỉ nói về bài toán kinh tế đơn thuần, mô hình sản xuất điện bằng than cũng vẫn không hiệu quả so với các cách khác sản xuất điện năng.

Tờ báo trích một nghiên cứu mới công bố, theo đó, 42% nhà máy điện than trên thế giới đang thua lỗ. Bài báo viết: "Các nhà phân tích đã dựa trên chi phí vận hành, đầu tư xử lý ô nhiễm, chi phí mua chỉ tiêu phát thải carbone" và kết luận "đầu tư vào nhiệt điện chạy than là không có tương lai và phí tiền".

Bài báo lấy ví dụ, với công nghệ hiện tại, điện gió đã có giá rẻ chỉ bằng một nửa so với nhiệt điện đốt than mà lại không ô nhiễm. Điện mặt trời, điện từ nguồn địa nhiệt hay từ thủy triều… cũng đang ngày càng rẻ hơn.

Có lẽ là vì lý do kinh tế mà nhiều nước châu Âu đang dần đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than. Theo tờ Salzburgerra Nachrichten tại Áo, Hungary muốn đóng cửa nhà máy nhiệt điện cuối cùng trước năm 2030. Slovaquie tuyên bố sẽ sớm bãi bỏ các ưu đãi cho ngành khai thác than. Nước Đức lệ thuộc vào than đá nhiều như vậy mà nay cũng đã phải đề ra lộ trình bỏ điện than. Tương lai của các nhà máy nhiệt điện dùng than là u ám.

Nguy cơ thiếu điện vì nhiệt điện 'đói' than? Nguy cơ thiếu điện vì nhiệt điện "đói" than? Loại bỏ than đá trong việc sản xuất điện Loại bỏ than đá trong việc sản xuất điện Hàn Quốc sắp đóng cửa 8 nhà máy nhiệt điện than Hàn Quốc sắp đóng cửa 8 nhà máy nhiệt điện than

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước