Bên cạnh đó, nồng độ khí CO2 và CH4 lần lượt tăng 0,6% và gần 0,8%, mức cao nhất hàng năm kể từ năm 2003, khi các quan sát bằng vệ tinh bắt đầu được thực hiện.
Năm 2020 là một trong 3 năm ấm nhất được ghi nhận trên toàn thế giới và 6 năm qua là 6 năm nóng kỷ lục. Nhiệt độ trung bình tại châu Âu vào năm 2020 đạt mức cao nhất, cao hơn ít nhất 0,4°C (0,72 độ F) so với 5 năm nóng nhất trong thập kỷ qua. Năm 2020 chứng kiến số giờ nắng nóng nhiều nhất ở châu Âu kể từ khi việc thống kê số liệu vệ tinh bắt đầu được thực hiện vào năm 1983.
Trong mùa đông 2020, nhiệt độ cao hơn nền nhiệt trung bình 3,4°C (5,76 độ F), là mùa đông ấm nhất được ghi nhận và tương tự cả với mùa thu cùng năm.
Hồ băng tan chảy ở Nunatarssuk, Greenland. (Ảnh: AP)
Trước đó, một số đợt nắng nóng đã từng xảy ra, gây ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau hàng tháng, nhưng chúng không dữ dội, lan rộng hoặc kéo dài như trong những năm gần đây.
Báo cáo cho biết thêm, các khu vực phía Tây Bắc và Đông Bắc châu Âu đã chứng kiến một "sự chuyển đổi đáng kể từ mùa đông ẩm ướt sang mùa xuân khô ráo, ảnh hưởng đến việc xả nước sông, độ ẩm của đất và sự phát triển của thảm thực vật".
Một số trận mưa lớn đã mang đến lượng mưa kỷ lục, khiến mực nước sông vượt mức trung bình ở phần lớn khu vực Tây Âu, từ đó gây ra lũ lụt ở một số nơi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!