Binh sỹ Đức tham gia nghi lễ chào đón Vua Charles III thăm Berlin vào tháng 3. (Ảnh minh họa: Getty Images)
Trong khi đó, Ukraine tăng hạng và các quốc gia thành viên chủ chốt của NATO đã suy giảm sức mạnh trong các chiến dịch viện trợ cho Kiev. Ukraine đứng ở vị trí thứ 15, tăng từ vị trí thứ 22 vào năm 2022. Tuy nhiên, Đức đã tụt xuống vị trí thứ 25.
GFP phân tích sức mạnh quân sự của 145 quốc gia và chấm điểm hỏa lực của họ dựa trên các yếu tố như số lượng vũ khí, tình hình tài chính và khả năng hậu cần. Ví dụ, Nga xếp trên Mỹ về số lượng và mức độ sẵn sàng của xe tăng, pháo tự hành và pháo phản lực. Washington đứng đầu thế giới trong 9 loại sức mạnh không quân.
Mỹ, quốc gia tự hào về chi tiêu quốc phòng vượt quá ngân sách kết hợp của 10 lực lượng quân đội lớn nhất còn lại trên thế giới cộng lại, xếp hạng đầu tiên trong danh sách GFP mới, với điểm chỉ số là 0,0712 (với 0,0000 là tối ưu). Nga đứng thứ hai với 0,0714, chỉ kém Mỹ 2/10.000 điểm. Trung Quốc đứng thứ ba, ở mức 0,0722.
Báo cáo cho thấy, không có quân đội nào khác tiến gần đến top 3 của GFP, với Ấn Độ ở vị trí thứ tư với số điểm cách xa 0,1025 và Vương quốc Anh đạt 0,1435 ở vị trí thứ 5. Vương quốc Anh đã vượt qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Pháp, vươn lên từ vị trí thứ 8 vào năm 2022.
Các thành viên hàng đầu khác của NATO chứng kiến sự suy giảm về vị thế quân sự của họ. Pháp tụt từ vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng 2020 - 2022 xuống vị trí thứ 9 vào năm 2023. Đức, quốc gia được xếp hạng trong top 10 gần đây nhất vào năm 2019, tụt xuống vị trí thứ 25, đứng sau các nước như Thái Lan, Đài Loan và Tây Ban Nha. Đồng minh NATO Canada trượt từ vị trí thứ 23 xuống thứ 27.
Ukraine tăng 7 bậc trong cuộc xung đột với Nga. Chỉ số hỏa lực của nước này là 0,2516 nhờ phản ứng, sự hỗ trợ về tài chính, vật chất từ phương Tây và Mỹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!