Các đợt phong tỏa vì COVID-19, cuộc cách mạng trong cấm dạy thêm, kinh tế khó khăn đang khiến hàng chục triệu người Trung Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp. Liên tiếp vài tháng gần đây, tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở Trung Quốc xung quanh 6%. Đây là vấn đề đau đầu của Chính phủ nước này. Cùng với các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ thì tự bản thân mỗi người cũng đang tìm kế sinh nhai phù hợp.
Tập đoàn Tân Đông Phương, có hệ thống cung cấp gia sư lớn nhất nhì Trung Quốc bên bờ phá sản vì chủ trương cấm dạy thêm của chính phủ hồi năm ngoái. Vài tháng nay một công ty con của tập đoàn đã mở sang một lĩnh vực hoàn toàn mới - gia nhập ngành công nghiệp livestream bán hàng thương mại điện tử chủ yếu là bán nông sản. Những thầy cô giáo giờ là những người livestream bán hàng trực tuyến. Chỉ 3 tháng, họ đã dẫn đầu nền tảng video ngắn Douyin về bán hàng, doanh thu mỗi ngày hơn 68 triệu Nhân dân tệ (238 tỷ VNĐ).
Thầy giáo tiếng Anh Đổng Vũ Huy, chỉ mới khởi nghiệp vài ngày còn lúng túng nhưng đã trở thành người livetream nổi tiếng nhất với hàng triệu người hâm mộ vào xem thầy livestream để được nghe thầy nói tiếng Anh. Lương của thầy cùng nhiều giáo viên tiếng Anh giỏi gần 60 ngàn Nhân dân tệ/tháng.
"Lúc đầu, tôi nghĩ mình không phù hợp với công việc và không thể làm được, nhưng mà nhiều người ủng hộ tôi quá, thành công ngoài mong đợi. Khi mất việc dạy thêm ở trung tâm tôi như người trầm cảm, tối tối cứ đi dọc theo trường Đại học Bắc Kinh mà mồm thì cứ giảng bài".
Thời dịch bệnh, việc làm khó khăn, đã xuất hiện trào lưu bán hàng ở cốp xe ô tô của nhiều bạn trẻ. Những khu chợ được chính quyền tạo điều kiện để mọc lên khắp nơi từ Đại Liên, Nam Kinh, Thanh Đảo, đến Trùng Khánh, Quảng Châu. Chợ bán từ 16 giờ chiều đến khuya từ thức ăn nhẹ, đồ uống đến đồ chơi, đồ thủ công mỹ nghệ.
Anh Trương Nghị - Người bán hàng nói: "Tôi từng kiếm được 900 Nhân dân tệ mỗi ngày. Tôi rất hài lòng với điều đó".
Kinh tế đêm đang tiếp tục được khuyến khích để giải quyết bài toán việc làm cho người lao động. Mỗi năm Trung Quốc có gần 11 triệu sinh viên tốt nghiệp. Trong bối cảnh dịch bệnh, cái khó ló cái khôn, người lao động đã tích cực thay đổi mình để có công việc phù hợp.
Sau công nghệ, Trung Quốc siết mạnh hoạt động dạy thêm, học thêm VTV.vn - Sau khi chấn chỉnh các doanh nghiệp công nghệ, Trung Quốc vừa siết mạnh các doanh nghiệp giáo dục, các tổ chức dạy thêm tư nhân. | Trung Quốc cấm thí điểm dạy thêm trong kỳ nghỉ và hạn chế quảng cáo VTV.vn - Nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh Trung Quốc, các quy định mới về dạy thêm, học thêm có thể được công bố vào tuần tới và có hiệu lực trong tháng 7. | Trung Quốc siết chặt việc dạy thêm, giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh VTV.vn - Giới chức Trung Quốc cho rằng, việc hạn chế dạy thêm, học thêm sẽ giảm áp lực cho học sinh, cũng như giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!