Số lượng tàu container qua Biển Đỏ và kênh đào Suez giảm 90%

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ sáu, ngày 12/01/2024 06:36 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Trong tuần đầu tiên của tháng 1 năm nay, số lượng tàu container qua Biển Đỏ và kênh đào Suez đã giảm 90% so với cùng kỳ năm 2023.

Số liệu mới nhất của hãng vận tải biển Clarksons cho thấy, kể từ khi xảy ra các cuộc tấn công và đe dọa tấn công tàu của lực lượng Houthi sau căng thẳng tại Dải Gaza, đã có 257 tàu hàng thương mại quốc tế đã phải chuyển hướng khỏi hành trình qua Biển Đỏ.

Số liệu cập nhật vào ngày 10/1 của Project44, công ty chuyên về dữ liệu vận tải quốc tế, cho thấy, chỉ còn 5 tàu đang thả neo trên Biển Đỏ để chờ diễn biến. Số lượng tàu phải chuyển hướng đi qua Nam Phi đã tăng gấp đôi kể từ tháng 12/2023. 18 tàu khác đã quyết chuyển hướng đi vòng qua Nam Phi để tránh rủi ro, bất chấp thời gian hành trình sẽ tăng thêm từ 7 ngày đến 20 ngày.

Ngoài ra, để đảm bảo thời gian hành trình, các tàu hàng sẽ phải tăng tốc độ, dẫn đến chi phí nhiên liệu tăng và sẽ ảnh hưởng tới cước vận chuyển trong thời gian tới.

Số lượng tàu container đi qua kênh đào Suez của Ai Cập cũng giảm mạnh, xuống còn 5,8 tàu trong tuần vừa qua.

Số lượng tàu container qua Biển Đỏ và kênh đào Suez giảm 90% - Ảnh 1.

Một con tàu đi qua kênh đào Suez hướng tới Biển Đỏ vào ngày 10/1 tại Ismailia, Ai Cập. (Ảnh: Getty)

Số liệu của hãng vận tải biển Clarksons cũng cho thấy, trong tuần đầu tiên của tháng 1/2024, số lượng tàu container qua Biển Đỏ và kênh đào Suez đã giảm 90% so với cùng kỳ năm 2023, đồng thời số lượng tàu phải chuyển hướng đi qua Nam Phi đã tăng gấp đôi kể từ tháng 12/2023.

Trong khi đó, theo công ty phân tích dữ liệu Everstream, cước phí vận tải đường biển các tuyến giữa châu Á - châu Âu và châu Á -Bắc Mỹ đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi xảy ra xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza. Thông thường, cước phí các tuyến này không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kênh đào Suez.

Tuy nhiên, mực nước xuống thấp tại kênh đào Panama khiến hoạt động vận tải biển quốc tế trở nên phụ thuộc hơn vào tuyến đi qua Biển Đỏ. Do vậy, một số công ty vận tải và logistics đang tăng cường loại hình đa phương thức để đưa hàng từ châu Á đến Bờ Đông của Mỹ, đồng thời tăng cước phí thêm 63%.

Everstream dự đoán, trong thời gian tới, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ tăng lên để bù đắp cho năng lực vận chuyển sụt giảm bằng đường biển.

Cũng theo Everstream, các chuyến tàu chở hàng kết nối giữa châu Á và Bắc Âu nếu phải đi đường vòng sẽ khiến chi phí nhiên liệu tăng thêm tới 1 triệu USD cả đi lẫn về. Tính tổng cộng, kể từ tháng 11/2023, chi phí phát sinh của tất cả các chuyến tàu hàng đã lên tới 200 tỷ USD.

Dự báo tổng công suất chuyên chở container của thế giới, đang ở mức 24,6 triệu TEU (đơn vị container 20 feet), sẽ giảm khoảng 10 - 15% vì bất ổn trên Biển Đỏ.

Căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ làm tăng rủi ro thương mại Căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ làm tăng rủi ro thương mại Khủng hoảng Biển Đỏ đe dọa xuất khẩu của Ấn Độ Khủng hoảng Biển Đỏ đe dọa xuất khẩu của Ấn Độ Tăng hơn 1 triệu USD một chuyến tàu do căng thẳng Biển Đỏ Tăng hơn 1 triệu USD một chuyến tàu do căng thẳng Biển Đỏ

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước