Đây là cảnh báo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
Tần suất số trẻ em kể trên tiếp xúc với các đợt nắng nóng kéo dài gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Giám đốc khu vực châu Âu và Trung Á của UNICEF Regina De Dominicis cho biết, các quốc gia ở những khu vực này đang hứng chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng khí hậu, trong đó sức khỏe và thể trạng trẻ em ảnh hưởng nặng nề nhất.
Bà Regina De Dominicis cũng nhận định, những tác động tiêu cực đối với sức khỏe hiện tại và tương lai của trẻ em trong khu vực phải là “chất xúc tác” để chính phủ các quốc gia khẩn trương đầu tư vào những biện pháp giảm thiểu và thích ứng.
UNICEF nêu rõ, trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác động của sóng nhiệt do nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn và nhanh hơn đáng kể so với người trưởng thành. Điều này khiến trẻ dễ có nguy cơ bị say nắng, sốc nhiệt hoặc mắc những căn bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sóng nhiệt cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ khi làm giảm khả năng tập trung và học tập.
Trẻ dễ có nguy cơ bị say nắng, sốc nhiệt hoặc mắc những căn bệnh nghiêm trọng hơn do sóng nhiệt. (Ảnh: UNICEF)
Trong những năm gần đây, các đợt nắng nóng ở châu Âu và Trung Á diễn ra thường xuyên hơn, không có dấu hiệu giảm bớt và tần suất sẽ còn tăng ở những năm tới.
Theo những ước tính về tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,7°C, UNICEF cảnh báo một tương lai đáng lo ngại đối với trẻ em ở châu Âu và Trung Á. Đến năm 2050, mọi trẻ em trong khu vực được dự đoán sẽ phải đối mặt với tần suất sóng nhiệt cao.
Để bảo vệ trẻ em, UNICEF đưa ra 6 khuyến nghị đối với chính phủ các quốc gia châu Âu và Trung Á, bao gồm việc lồng ghép nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với sóng nhiệt vào những cam kết liên quan đến khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, chính sách quản lý rủi ro thiên tai và đặt trẻ em làm trung tâm của mọi kế hoạch.
Chính phủ các quốc gia nên đầu tư vào chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm hỗ trợ phòng ngừa, hành động sớm, chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến nắng nóng ở trẻ em, bao gồm đào tạo giáo viên và nhân viên y tế cộng đồng; cùng với đó là việc tiếp tục đầu tư vào những hệ thống cảnh báo sớm khí hậu quốc gia, thực hiện các đánh giá môi trường địa phương, hỗ trợ các sáng kiến xây dựng khả năng phục hồi và ứng phó khẩn cấp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!