Sử dụng cần sa làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ

Quỳnh Chi (Theo CNN)-Chủ nhật, ngày 14/01/2024 09:53 GMT+7

(Ảnh minh họa: Getty)

VTV.vn - Theo hai nghiên cứu mới, người lớn tuổi không hút thuốc lá nhưng sử dụng cần sa có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn khi nhập viện.

Trong khi dó, những người sử dụng cần sa hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn 34%.

Hai nghiên cứu này đã được đưa ra tại Phiên họp khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ở Philadelphia hôm 6/11.

Theo đó, dữ liệu quan sát đang chỉ ra một thực tế rõ ràng rằng việc sử dụng cần sa tại bất kỳ thời điểm nào, dù là để giải trí hay cho mục đích y tế, đều có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch.

Các khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên mọi người không nên hút thuốc, hút thuốc lá điện tử hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm cần sa nào vì có thể gây hại cho tim, phổi và mạch máu.

"Nghiên cứu mới nhất về việc sử dụng cần sa chỉ ra rằng việc hút và hít cần sa làm tăng nồng độ carboxyhemoglobin trong máu (carbon monoxide, một loại khí độc), hắc ín (chất dễ cháy một phần) tương tự như tác động của việc hít thuốc lá điếu, cả hai đều có liên quan đến nhau, dẫn đến bệnh cơ tim, đau ngực, rối loạn nhịp tim, đau tim và các tình trạng nghiêm trọng khác", ông Page, giáo sư Khoa Dược lâm sàng và Y học thể chất/phục hồi chức năng tại Trường Dược và Khoa học Dược phẩm Skagss thuộc Đại học Colorado ở Aurora, Colorado, cho biết.

Việc sử dụng cần sa đang gia tăng ở người lớn tuổi. Một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy, số người Mỹ trên 65 tuổi hiện đang hút cần sa hoặc sử dụng các sản phẩm cần sa đã tăng gấp đôi từ năm 2015 đến năm 2018. Một nghiên cứu vào tháng 10/2023 cho thấy, việc uống rượu và sử dụng cần sa của nhóm người trên 65 tuổi đã tăng 450% trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019.

Sử dụng cần sa làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ - Ảnh 1.

(Ảnh: Getty)

lGần 3 trong số 10 người sử dụng cần sa phát triển sự phụ thuộc vào loại cỏ dại này, được gọi là rối loạn sử dụng cần sa. Theo Viện Nghiên cứu quốc gia về lạm dụng ma túy Mỹ, một người được coi là phụ thuộc vào loại cỏ dại này khi họ cảm thấy thèm ăn hoặc chán ăn, khó chịu, bồn chồn, tâm trạng và khó ngủ sau khi không sử dụng cần sa.

Việc sử dụng cần sa trở thành cơn nghiện khi một người không thể bỏ sử dụng cần sa mặc dù nó cản trở nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Một nghiên cứu kiểm tra hồ sơ bệnh viện đối với người trên 65 tuổi mắc chứng rối loạn sử dụng cần sa và không hút thuốc lá cho thấy, những người lớn tuổi hơn thường mắc một số bệnh mãn tính ở tuổi 65.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, 8.535 người trưởng thành lạm dụng cần sa có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc não cao hơn 20% khi nhập viện, so với hơn 10 triệu người lớn tuổi nhập viện không sử dụng cần sa.

Cả người lạm dụng và người không sử dụng cần sa đều đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2 hoặc cholesterol cao. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số huyết áp cao trên 130/80 mm Hg và cholesterol cao là những yếu tố dự báo chính về các biến cố bất lợi lớn về tim và não ở những người sử dụng cần sa.

Nghiên cứu thứ hai đã theo dõi gần 160.000 người trưởng thành với độ tuổi trung bình là 54 trong khoảng 4 năm để xem liệu việc sử dụng cần sa có ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh suy tim của họ hay không. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, suy tim không có nghĩa là tim đã ngừng hoạt động mà là tim không bơm máu có oxy tốt như bình thường.

Vào giai doạn cuối của cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người sử dụng cần sa hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh suy tim tăng 34% so với những người không bao giờ sử dụng cần sa.

Rủi ro của việc sử dụng cần sa y tế đối với các rối loạn tâm trạng và lo âu Rủi ro của việc sử dụng cần sa y tế đối với các rối loạn tâm trạng và lo âu

VTV.vn - Một số người bị đau, lo lắng hoặc trầm cảm có thể lạm dụng cần sa y tế trong thời gian ngắn, dẫn đến rối loạn sử dụng cần sa mà không cải thiện được các triệu chứng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước